Kỳ vọng quá cao vào hệ thống bán hàng mới khi tái tung ra thị trường sản phẩm đã khiến Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa (VCF) phải hạ chỉ tiêu kinh doanh năm 2012.

Nghị quyết hạ chỉ tiêu kinh doanh năm 2012 đã được VCF đưa ra vào tuần qua. Theo đó, doanh thu đã được giảm từ 3.000 tỷ đồng xuống còn 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế từ 360 tỷ đồng xuống còn 300 tỷ đồng.

Hiện tại, sau một năm thâu tóm thành công VCF, Masan Group đang tận dụng cơ hội tăng tỷ lệ sở hữu từ 51,12% lên 54% khi đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu VCF (thời gian giao dịch từ ngày 2/10 đến 2/11). Cùng với đó, Masan cũng đang nỗ lực tái cơ cấu VCF bằng việc cải tổ lại hệ thống bán hàng và tung ra các sản phẩm mới.

Cần nhắc lại là, khi VCF thuộc về Masan, giới phân tích không ngớt lời ca tụng và kỳ vọng về sự hỗ trợ của Masan đối với VCF. Cụ thể, sản phẩm của VCF được phân phối qua hệ thống bán hàng sâu rộng của Masan, lên đến 180.000 điểm thay vì chỉ có 45.000 điểm trước đó. VCF cũng được quảng cáo và xây dựng thương hiệu như cách mà Masan đã làm rất thành công đối với các mặt hàng nước mắm và mì ăn liền.

Bên cạnh đó, Masan cũng đã chuyển giao nguồn dữ liệu nghiên cứu, phát triển của mình cho VCF, đồng thời tung ra những sản phẩm mới trong thời gian vừa qua. Trong đó, sản phẩm “Wake-up café Sài Gòn” được đưa vào thị trường từ tháng 6/2012 và nhắm vào phân khúc bình dân. Mới đây nhất là dòng Vinacafe rang xay “8 vị yêu thương” và sản phẩm bột ngũ cốc dinh dưỡng Kachi…

Đáng chú ý là, với sản phẩm “Wake-up café Sài Gòn”, Masan đã áp dụng cách tiếp cận giống mô hình mì Kokomi. Theo nhận định của Masan, nền kinh tế yếu kém gây nên sự thay đổi trong trong hành vi của người tiêu dùng và Masan tung ra mì Kokomi vào tháng 12/2011, đúng thời điểm lạm phát cao và mới bắt đầu suy thoái kinh tế.

Việc tung ra sản phẩm thành công đã giúp Masan tăng thị phần ở phân khúc mì gói. Masan cho biết, riêng nhãn hàng này chiếm 12% thị phần phân khúc mì ăn liền bình dân. Do đó, Masan trở thành công ty sản xuất mì gói lớn thứ hai trong nước, mang đến cho Công ty khả năng thương lượng tốt hơn với các nhà phân phối. Công ty có thể đàm phán lại các hợp đồng độc quyền (chỉ có thể bán các sản phẩm của Masan) với các đại lý cấp 1 trước đây bán cả sản phẩm của Acecook Việt Nam cùng với sản phẩm của Masan.

Tuy nhiên, việc Masan loại dần kênh phân phối cũ của VCF đã làm giảm biên lợi nhuận từ 16,3% xuống 12,1% so với 6 tháng đầu năm 2011. Và “Wake-up café Sài Gòn” ra đời khiến chi phí bán hàng của VCF tăng gần gấp đôi, dẫn tới biên lợi nhuận gộp giảm từ 26,1% xuống còn 25,5%.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Hùng Dũng, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của VCF cho hay, số liệu của “Wake-up café Sài Gòn” chỉ phản ánh chưa đầy một tháng trong kết quả 6 tháng đầu năm. Với giá bán thấp hơn các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh khoảng 30%, sản phẩm này đã được người tiêu dùng quan tâm và đón nhận.

Song đến thời điểm này, khi quyết định giảm kế hoạch kinh doanh, ông Dũng cũng thừa nhận, lúc bắt đầu thay đổi mô hình bán hàng, VCF đã hơi chủ quan và tạo sự kỳ vọng quá cao cho các cổ đông, nhà đầu tư. “Mặc dù tất cả các khâu đều hỗ trợ đắc lực cho kênh bán hàng, nhưng tình hình suy thoái kinh tế kéo dài dẫn tới sức mua không đạt được như dự tính”, ông Dũng nói.

Dự kiến quý IV/2012, VCF sẽ đưa ra kế hoạch kinh doanh cho năm 2013, nhưng theo ông Dũng, HĐQT vẫn muốn duy trì kế hoạch đã đưa ra từ Đại hội cổ đông 2012 là đạt doanh thu 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng. Không ai dám chắc đến thời điểm này sang năm, VCF có điều chỉnh giảm kế hoạch hay không, nhưng một điều chắc chắn là, cả Masan cũng như VCF đều đã kỳ vọng quá cao vào mô hình kinh doanh dòng sản phẩm mới trong lúc thị trường cà phê nói chung đang cạnh tranh từng centimet.

Theo Anh Hoa (Đầu Tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Đại gia cà phê đua nhau 'xuống đường'

    Đại gia cà phê đua nhau 'xuống đường'

    03/10/2019 10:57 AM

    Highland Coffee, Vinacafe, Passio... mở thêm xe đẩy, quầy bán cà phê ở những nơi có giao thông đông đúc.

  • Chủ tịch Vinacafé Biên Hòa: Cứ làm đúng sẽ có hồi kết tốt

    Chủ tịch Vinacafé Biên Hòa: Cứ làm đúng sẽ có hồi kết tốt

    10/09/2016 8:12 AM

    Có thể nhiều người không biết Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinacafé Biên Hòa Phạm Quang Vũ nhưng thương hiệu Vinacafé thì chắc ai cũng biết. Ông là người góp công làm nên thương hiệu này khi gắn bó với Công ty suốt 30 năm qua và phấn đấu đi lên từ một nhân viên bảo vệ, quản lý bán hàng, kế toán rồi phó tổng giám đốc, tổng giám đốc và bây giờ là chủ tịch HĐQT.

  • Ván bài tăng trưởng nhìn từ vụ thâu tóm Vinacafe và Diana

    Ván bài tăng trưởng nhìn từ vụ thâu tóm Vinacafe và Diana

    28/02/2014 11:17 AM

    Tăng trưởng bền vững là một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này các ông chủ doanh nghiệp cần biết những yếu tố nào tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp

  • “Tân binh” Masan và tín hiệu cuộc chiến mới ngành đồ uống

    “Tân binh” Masan và tín hiệu cuộc chiến mới ngành đồ uống

    30/12/2013 1:29 PM

    Tập đoàn Masan (MSN) đang bắt đầu bước chân vào một thị trường mới: ngành hàng đồ uống. Với những vốn liếng trong Vĩnh Hảo và Vinacafe Biên Hòa (VCF), cộng với đợt tái cấu trúc tập đoàn theo hướng tập trung gần đây, Masan liệu có khả năng tạo nên những bất ngờ trên thị trường nhiều sức hút này?

  • Quỹ đầu tư của Trung Quốc thành cổ đông lớn Vinacafe

    Quỹ đầu tư của Trung Quốc thành cổ đông lớn Vinacafe

    28/12/2013 8:50 AM

    Gaoling - một quỹ của nhà đầu tư kín tiếng Trung Quốc vừa chi 40 triệu USD để trở thành cổ đông lớn của Vinacafe Biên Hòa.

  • Các Cty con của Vinacafe: Người lao động bị quản lý cả... đất ở

    Các Cty con của Vinacafe: Người lao động bị quản lý cả... đất ở

    17/12/2013 2:56 PM

    Trong khi một loạt Cty càphê tại Đắc Lắc sắp đón các đoàn thanh tra, thì người lao động tại Cty càphê Đắc Nông, thuộc TCty Càphê Việt Nam (Vinacafe) đang phản ứng gay gắt với lãnh đạo của Cty này vì quản lý cả đất ở, đất nông nghiệp bỏ hoang để phát canh, phát cư thu tiền...

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.