Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thông tuyến sáng ngày 26/4
Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78,5 km, đi qua ba tỉnh Khánh Hòa (gần 5 km), Ninh Thuận (63 km), Bình Thuận (gần 12 km), do liên doanh Tập đoàn Đèo Cả và Công ty 194 làm nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Trong đó, Tập đoàn Đèo Cả thi công ở đoạn phía nam hơn 41 km; Công ty 194 thi công đoạn phía bắc dài hơn 37 km.
Dự án có tổng mức đầu tư 8.925 tỉ đồng, với chiều dài 78,5km, có điểm đầu tại Km54+00 kết nối với cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, điểm cuối tại Km134+00 kết nối với cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Trên tuyến có 4 trạm thu phí gồm Cam Thịnh (tỉnh Khánh Hòa), Du Long, Phan Rang (Ninh Thuận) và nút giao Vĩnh Hảo (Bình Thuận).
Đơn vị dự án đã xây dựng điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc đoạn qua xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận để phục vụ người dân và phương tiện trong khi chờ đầu tư trạm chính thức.
Theo thiết kế, cao tốc có nền đường rộng 17 m, 4 làn xe không làn dừng khẩn cấp, mà có các dải dừng khẩn cấp dọc đường, vận tốc 80 km/h.
Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo kết nối cao tốc Nha Trang - Cam Lâm ở phía bắc và cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo ở phía nam. Xe từ Sài Gòn ra Nha Trang có thể chạy thẳng một mạch trên cao tốc trong thời gian 4-5 giờ thay vì 8-9 giờ như trước.
Theo chủ đầu tư cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, dự án sẽ miễn phí để người dân đi lại từ 26/4, đến ngày 2/5 mới chính thức thu phí.
-
Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo xin thêm vốn để giải ngân, dự tính về đích sớm 3 tháng
Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo đề nghị Bộ GTVT xem xét bổ sung 200 tỉ đồng vào kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 cho dự án để đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến tới hoàn thành sớm 3 tháng so với cam kết.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.