Cụ thể, chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 14,8 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu dân cư - tái định cư Long Hậu 3 trên địa bàn xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc.
UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo, tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đảm bảo thống nhất hồ sơ và thực địa, đảm bảo chỉ tiêu đất trồng lúa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan; bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng
Tỉnh Long An chỉ được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa khi dự án đủ điều kiện và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định và nội dung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án Khu dân cư - tái định cư Long Hậu 3 trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, bảo đảm theo đúng quy định.
Vướng bồi thường, vướng đất lúa
Trong bản tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 vào tháng 11/2022, Công ty Cổ phần Long Hậu đã đề cập chi tiết về Dự án Khu dân cư - tái định cư Long Hậu 3.
Cụ thể, công ty Long Hậu trình cổ đông thông qua điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng mức đầu tư và tiến độ thực hiện dự án Khu dân cư – tái định cư Long Hậu 3.
Cụ thể, Công ty trình cổ đông điều chỉnh tổng vốn đầu tư từ 989,95 tỷ đồng lên 1.292,44 tỷ đồng, tức tăng thêm 302,49 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu tăng tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí xây dựng…
Về lý do điều chỉnh, Ban lãnh đạo Long Hậu cho biết việc điều chỉnh nhằm cập nhật phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo biên bản họp của hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Cần Giuộc.
Cùng với đó, việc điều chỉnh nhằm bổ sung khoản chi phí trượt giá theo thời gian do kéo dài thời gian thực hiện dự án dự kiến; bổ sung chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí khác trong bảng tổng hợp chi phí đầu tư xây dựng; cập nhập tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; bổ sung khoản chi phí tiền phát triển đất trồng lúa cho diện tích lúa của dự án Khu dân cư – Tái định cư Long Hậu 3 theo quy định.
Về tiến độ dự án, công ty cũng dự kiến điều chỉnh thời gian bồi thường giải phóng mặt bằng từ quý III/2021 đến quý III/2022 sang thời gian mới từ quý III/2021 sang quý III/2024, tức trễ 2 năm so với kế hoạch trước đó.
Thêm nữa, dự án cũng đồng thời kéo dài thời gian bàn giao để bố trí tái định cư và khai thác kinh doanh từ quý IV/2022 sang quý IV/2024, tiếp tục trễ thêm 2 năm so với kế hoạch trước đó.
Về vấn đề này, Công ty Long Hậu cho hay theo quyết định của UBND tỉnh Long An đối với chủ tương đầu tư dự án, trong đó tiến độ thực hiện dự án đến hết quý IV/2022. Tuy nhiên trong thời gian qua, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án khu dân cư – tái định cư Long Hậu 3 chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời chủ trương chuyển mục đích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh của Thủ tướng Chính phủ đã hết hạn và UBND tỉnh Long An đang thực hiện thủ tục phê duyệt chỉ tiêu chuyển đổi đất lúa để làm cơ sở phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.
2 năm rồi lại 2 năm
Dù vậy, đến tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Long Hậu tiếp tục trình cổ đông điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án Khu dân cư – Tái định cư Long Hậu 3 từ thời điểm hoàn thành đến quý IV/2024 đến thời gian mới thời điểm hoàn thành là đến quý IV/2026, tức tiếp tục trễ 2 năm so với thông báo của năm 2022.
Lý giải chậm triển khai dự án Khu dân cư – Tái định cư Long Hậu 3, Công ty cho biết thời gian qua, một số quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, đất đai, thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư có thay đổi, dẫn đến các cơ quan, sở ngành địa phương mất nhiều thời gian chờ văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành để triển khai thực hiện.
Ngoài ra, địa phương đang tiến hành rà soát đánh giá và phân loại các dự án liên quan đến đất đai, thủ tục đầu tư theo quy định cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án.
Cần Giuộc lên thị xã vào năm 2025
Huyện Cần Giuộc là địa phương sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị. Phía Bắc huyện giáp Bình Chánh (TP.HCM), phía Đông Bắc giáp Nhà Bè (TP.HCM), phía Đông giáp huyện Cần Giờ (TP.HCM) với ranh giới là sông Soài Rạp, phía Tây Bắc giáp huyện Bến Lức, phía Nam và phía Tây Nam giáp huyện Cần Đước.
Nằm ở Đông Nam tỉnh Long An, huyện Cần Giuộc hiện có hai đô thị là thị trấn Cần Giuộc (loại IV) và Long Đức Đông (loại V). Với vị trí giáp TP.HCM, tỉnh Long An muốn biến huyện thành đô thị trọng điểm nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu năm 2025, Cần Giuộc sẽ hình thành đô thị loại III trên phạm vi toàn huyện. Năm 2030, địa phương trở thành thành phố trực thuộc tỉnh với 10 phường, 5 xã.
Cần Giuộc có nhiều lợi thế để trở thành thành phố trọng điểm, vệ tinh ở khu vực phía Nam của TP.HCM. Địa phương này kết nối trực tiếp với TP.HCM qua hệ thống giao thông bộ như quốc lộ 50, đường tỉnh 826, 826C, 835B; giao thông thủy với sông Cần Giuộc kết nối sông Xoài Rạp đổ ra biển. Giai đoạn 2021-2022, huyện huy động trên 679 tỉ đồng xây dựng hạ tầng, trong đó có nhiều dự án nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông quan trọng. Cảng quốc tế Long An cũng là đầu mối giao thương hàng hóa quan trọng, thúc đẩy sự phát triển.
Huyện được chấp thuận đầu tư 87 dự án công nghiệp, dân cư, tái định cư, thương mại và dịch vụ, nghĩa trang,... với diện tích 5.737 hecta. 8 khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành, đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn giải quyết việc làm cho trên 60.000 lao động.
Để kết nối với TP.HCM, đúng định hướng thành đô thị vệ tinh, huyện đang phối hợp với đầu tàu kinh tế cả nước triển khai nhiều dự án khác như cầu kết nối xã Mỹ Lộc với huyện Bình Chánh; cầu Rạch Dơi kết nối Long Hậu với huyện Nhà Bè; đường dẫn bến phà Cần Giuộc - Cần Giờ kết nối với huyện Cần Giờ.
-
Cần Giuộc sẽ trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM như thế nào?
Theo quy hoạch đến năm 2030, huyện Cần Giuộc sẽ là đô thị loại III của tỉnh Long An. Đây sẽ là đô thị vệ tinh có vai trò giảm tải áp lực dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho TP.HCM.
-
Một tỉnh tiếp giáp TP.HCM thu hút gần 1.000 dự án FDI
Tính đến thời điểm hiện tại, các khu công nghiệp thu hút 1.950 dự án (997 dự án FDI và 953 dự án trong nước). Riêng năm 2024, khu công nghiệp thu hút 96 dự án, trong đó 75 dự án FDI (vốn hơn 540 triệu USD) và 21 dự án trong nước (vốn hơn 1.227 tỉ đồn...
-
TIN VUI cho người dân và thị trường bất động sản, TP.HCM “bắt tay” Long An đầu tư hàng loạt tuyến đường “khủng”
Lãnh đạo TP.HCM và Long An thống nhất nghiên cứu và đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng kết nối giữa hai địa phương trong thời gian tới. Đây là tin vui đối với người dân cũng như tạo lực đẩy quan trọng cho thị trường bất động sản khu...
-
Thông tin mới nhất về tuyến đường hơn 1.000 tỷ đi qua khu vực bất động sản “nóng” bậc nhất tại Long An
Tuyến đường ĐT 823D có chiều dài 14,2km, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng là dự án hạ tần đặc biệt quan trọng tại khu vực huyện Đức Hòa. Tuyến đường không chỉ tăng khả năng kết nối giao thông, đây cũng là động lực phát triển cho thị trường bất động ...