Số liệu này được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong báo cáo gửi tới Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, về thực hiện chính sách pháp luật về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023.
Về tình hình cấp tín dụng liên quan đến thị trường bất động sản, Ngân hàng Nhà nước cho biết tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2015-2023 tăng nhanh.
Trong các năm 2015-2016, dư nợ tín dụng bất động sản chỉ khoảng 400.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu bất động sản khoảng 4,2%.
Tuy nhiên những năm tiếp theo tín dụng cho vay lĩnh vực bất động sản đã tăng nhanh. Năm 2017 tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, xây dựng của hệ thống ngân hàng tăng lên 529.000 tỷ đồng, tăng 9,21%, tỷ lệ nợ xấu với bất động sản cũng tăng lên 4,58%.
Từ năm 2018 đến nay dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản bao gồm cả kinh doanh bất động sản và mục đích tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản luôn tăng cao.
Năm 2019 tín dụng cho vay bất động sản tăng đột biến 23,26%, đạt ngưỡng 1,6 triệu tỷ đồng, trong thời điểm dịch bệnh 2020-2021 thì dư nợ bất động sản hằng năm vẫn tăng lần lượt là 12,06% và 15,7%.
Sang năm 2022 dư nợ bất động sản tăng mạnh trở lại, đạt mức 2,58 triệu tỷ đồng, tăng 23,91% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2023, tín dụng cho vay bất động sản tiếp tục tăng 11,81%, đạt ngưỡng 2,88 triệu tỷ đồng. Trong đó vay kinh doanh bất động sản khoảng 1,09 triệu tỷ đồng; vay tiêu dùng, tự sử dụng trong lĩnh vực bất động sản 1,79 triệu tỷ đồng
Từ năm 2018 đến nay dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản bao gồm cả kinh doanh bất động sản và mục đích tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản luôn tăng cao. Ảnh minh họa
Về cơ cấu cho vay, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ dư nợ tín dụng với bất động sản chủ yếu là dư nợ trung và dài hạn (chiếm trên 90% tổng dư nợ).
Giai đoạn 2015-2023, tín dụng với lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng từ 18-21% tổng dư nợ trong nền kinh tế.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng trên 30% trong tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Tỷ lệ này có sự giảm dần từ năm 2020 tới năm 2022 và đạt cao nhất vào năm 2023.
Dư nợ tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng/tự sử dụng trong lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng khoảng 70%. Tỷ lệ này đạt cao nhất vào năm 2022 (68,72%) và thấp nhất vào năm 2023 (62,12%).
Về bảo lãnh bán nhà hình thành trong tương lai, theo Ngân hàng Nhà nước, lũy kế trong giai đoạn 2015-2023 các tổ chức tín dụng đã cam kết bảo lãnh khoảng 307.000 tỷ đồng.
Đến thời điểm tháng 12/2023, số dư cam kết phát hành cho người mua nhà vay khoảng 35.600 tỷ đồng, chiếm hơn 4% dư nợ bảo lãnh nói chung.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đang mua khoảng 191.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm tháng 12/2023.
-
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các giải pháp nhằm tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 5/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
-
Hơn 1 triệu tỷ đồng tín dụng tại TP.HCM là vào bất động sản
Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng bất động sản tăng 8,5% so với cuối năm 2023, đạt hơn 1,04 triệu tỷ đồng, chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.
-
Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,5%
Tính đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
-
Doanh nghiệp than “khó” nhưng dư nợ tín dụng bất động sản vẫn đạt hơn 3,15 triệu tỷ đồng
Trả lời trước Quốc hội chiều nay (28/10), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải thích nguyên nhân vì sao nhiều doanh nghiệp bất động sản phản ánh lãi suất cho vay cao, khó tiếp cận vốn....