Bình Dương có 5 khu vực sẽ không được phân lô, bán nền
Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định, không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.
Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.
Theo quy định trên, tại Bình Dương sẽ có 5 khu vực sẽ không được phép phân lô bán nền. Cụ thể:
Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bình Dương, được Thủ tướng ký Quyết định công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương vào tháng 12 năm 2017.
Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,67 km² và 373.255 người (thống kê đến ngày 14/02/2024), trong đó có 14 đơn vị hành chính, gồm 14 phường. Vị trí phía Đông giáp thị xã Tân Uyên; Phía Tây giáp thành TP.HCM; Phía Nam giáp thành phố Thuận An; Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát.
Thành phố Thủ Dầu Một nằm trong chùm đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cách trung tâm TP.HCM 30 km, cách thành phố Biên Hòa 30 km.
Thủ Dầu Một có các đầu mối giao thông huyết mạch của tỉnh Bình Dương, của khu vực Đông Nam Bộ và của cả nước chạy qua như: Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương), Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT741, ĐT742, ĐT743, ĐT744, ĐT745...
Thành phố Dĩ An là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương. Dĩ An chính thức lên thành phố từ tháng 4/2020 và trở thành thành phố loại II vào ngày 27/3/2023.
Địa phương này có vị trí đắc địa khi tiếp giáp với TP.HCM, TP. Thuận An và TP. Biên Hòa (Đồng Nai) và có một hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư bài bản như quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, xa lộ Hà Nội, Cầu Đồng Nai, Bến xe miền Đông….
Nằm liền kề TP. Dĩ An là TP. Thuận An là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương cũng không được phép phân lô, bán nền. Cũng giống như Dĩ An, TP. Thuận An có nhiều thế mạnh về phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh với nhiều tuyến kết nối liên vùng.
Trong những năm gần đây, Dĩ An, Thuận An là một trong những khu vực có thị trường bất động sản phát triển bậc nhất ở Bình Dương. Trong bối cảnh thị trường TP.HCM thiếu hụt nguồn cung và giá bán quá cao thì Thuận An và Dĩ An trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư và người có nhu cầu mua nhà ở TP.HCM.
Tuy nhiên, giá bán bất động sản tại Dĩ An và Thuận An trong giai đoạn gần đây đã tăng mạnh. Đặc biệt, nhiều dự án thuộc phân khúc căn hộ có vị trí giáp TP. Thủ Đức (TP.HCM), dọc các tuyến quốc lộ 13, quốc lộ 1K đã không thua kém giá bán một số dự án ở TP.HCM.
Bến Cát là đô thị loại III không được phân lô, bán nền
Hai khu vực còn lại ở Bình Dương là TP. Tân Uyên và thị xã Bến Cát. Đây là hai đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương.
So với Thuận An và Dĩ An thì Tân Uyên và Bến Cát có thị trường bất động sản trầm lắng hơn. Tuy nhiên, theo dự án báo của nhiều chuyên gia, đây sẽ là những khu vực của Bình Dương hứa hẹn sẽ bùng nổ trong vài năm tới.
Tân Uyên và Bến Cát đang nổi lên là những “thủ phủ” công nghiệp mới của Bình Dương. Hiện nay, quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp ở TP. Thủ Dầu Một, Thuận An hay Dĩ An đã gần cạn do đó làn sóng đầu tư sẽ đổ về Bến Cát và Tân Uyên nơi còn quỹ đất và hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện.
Đặc biệt, Bến Cát sẽ chính thức trở thành thành phố thứ 5 của Bình Dương vào ngày 1/5/2024.
Thành phố Bến Cát được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích 234,35 km2 và dân số là 364.578 người của thị xã Bến Cát (Bình Dương).
Theo Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Bến Cát, định hướng đến năm 2030 Bến Cát sẽ là đô thị công nghiệp - dịch vụ, đến năm 2040 là trung tâm đô thị có chức năng đô thị công nghiệp - dịch vụ - đầu mối giao thông.
Định hướng đến năm 2040, đô thị Bến Cát phát triển mô hình theo dạng tuyến gồm 2 hướng chính: Phát triển hành lang thương mại - dịch vụ (TM-DV) dọc Quốc lộ 13 theo hướng Bắc - Nam và phát triển các khu đô thị - TM-DV dọc theo đường Vành đai 4 là tuyến vận tải theo hướng Đông - Tây.
-
Bến Cát sắp lên thành phố, quy hoạch giao thông có gì đặc biệt?
Từ tháng 5/2024, Bến Cát chính thức trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Bình Dương. Sự phát triển của Bến Cát có nhiều nguyên nhân từ vị trí địa lý thuận lợi, nội lực phát triển công nghiệp và đặc biệt là mạng lưới hạ tầng giao thông được đầu tư bài bản.
-
Bình Dương lên kế hoạch đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 40 khu đất, diện tích hơn 9.700ha trong năm nay
Theo đề xuất từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, 40 khu đất với tổng diện tích 9.713,27 ha đang được lên kế hoạch triển khai thủ tục lập hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư....
-
Điều chỉnh chủ trương đầu tư khu công nghiệp hơn 400ha ở Bình Dương
Khu công nghiệp Sóng Thần III tọa lạc tại phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Theo điều chỉnh, quy mô sử dụng đất của dự án là 428,027 ha.
-
Điều chỉnh một số dự án trọng điểm phù hợp với quy định, thực tiễn
Chiều 10-1, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp lần thứ 81 của UBND tỉnh. Tham dự có ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.