“Cần phải cứu lấy chương trình kinh tế Abenomic”, đó là lời khuyên của giới nghiên cứu đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Ngày 13/3, Hạ viện Nhật Bản lại thông qua dự thảo ngân sách cao kỷ lục, lên tới 96.340 tỷ yen (793 tỷ USD), cho tài khóa 2015, bao gồm cả gói kích thích kinh tế, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm tài khóa 2015.

Ngân sách được phân bổ cho thanh toán nợ công 23.450 tỷ yen, cho an sinh xã hội 31.530 tỷ yen, cho chi tiêu quốc phòng 4.980 tỷ yen, cho gói kích thích kinh tế khoảng 3.500 tỷ yen. Giới phân tích cho rằng, chính sách “Abenomics” của ông Abe như được tăng thêm nguồn lực.

Từ 2 mũi tên trúng đích…

Ba mũi tên là thuật ngữ để chỉ nội dung cốt lõi của chính sách kinh tế “Abenomics” của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Mũi tên thứ nhất là “Ngân sách”: Ông Abe, chủ trương nhà nước sẽ chi hàng trăm tỷ euro và còn có thể nhiều hơn nữa, nhằm khuyến khích các hoạt động bằng các kế hoạch quy mô hỗ trợ nền kinh tế, khác hẳn với chính sách “thắt lưng buộc bụng” của châu Âu.

Mũi tên thứ hai là “Tiền tệ”: Theo đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tiến hành cải tổ chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu được xác định là lạm phát ở mức 2% trong vòng hai năm, thông qua kỹ thuật được gọi là giảm nhẹ chất lượng và số lượng. Bơm tiền mặt vào thị trường nhằm bôi trơn tín dụng, giảm chi phí cho vay kích thích đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của nhân dân.

Theo giáo sư kinh tế Ivan Tselichtchev, thuộc đại học quản trị Niigata, quyết tâm trên ban đầu đã gây ra “cú sốc” tâm lý thuận lợi, sau nhiều năm bất ổn chính trị.

Ông nhấn mạnh: “Thủ tướng Shinzo Abe đã thành công trong việc tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư, nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua hai mũi tên đầu tiên.

Một hệ quả gián tiếp của Abenomic đồng yen đã giảm giá mạnh so với USD và euro, đã tạo thuận lợi lớn cho các công ty xuất khẩu Nhật Bản vì thu nhập từ nước ngoài tăng cao, cũng như giá trị trên thị trường chứng khoán gia tăng đáng kể.

Đến mũi tên thứ 3 không thành…

Mũi tên thứ ba là “Cải cách”: Việc cải tổ cơ cấu được tiến hành nhằm chuyển đổi sâu sắc hệ thống kinh tế và khơi dậy “tiềm năng tăng trưởng của Nhật Bản. Hướng tới việc giảm thuế cho doanh nghiệp, tự do hóa thị trường điện, hiện đại hóa nông nghiệp, gia tăng việc làm, nhất là lao động nữ.

Tuy nhiên, trên thực tế: “Lợi nhuận cao hơn không kích thích nhu cầu, trừ phi nó dẫn đến đầu tư nhiều hơn và lương bổng tăng lên. Sự tác động không đáng kể, khiến các công ty lựa chọn giải pháp tích trữ thay vì đầu tư. Còn số lương được tăng ở mức khiêm tốn đã bị lạm phát và thuế trị giá gia tăng san bằng tỷ số. Tiêu dùng (chiếm 60% GDP) bị chặn lại khiến nền kinh tế tăng trưởng âm vào quý II và quý III/2014.

Các chuyên gia kinh tế khẳng định việc kết hợp áp lực thuế khóa và chính sách kích thích tiêu dùng là một sai lầm, vì đây là hai hành động đối nghịch và triệt tiêu nhau. Thêm vào đó là sự yếu kém của xuất khẩu “trong bối cảnh quốc tế khó khăn và việc chuyển dịch sản xuất” không thuận lợi.

Thành tích kinh nghèo nàn đã “gây ra những mối quan ngại căn bản về sự thành công của Abenomics”. Kenneth Courtis, cựu Phó Chủ tịch của ngân hàng Goldman Sachs châu Á, đã phát biểu: “Đối với những người làm công ăn lương Nhật Bản, Abenomics đã trở thành trận chiến cuối cùng với ông Abe”.

Lý do chính khiến “Abenomics” vẫn chưa chuyển hướng kinh tế Nhật Bản là do “mũi tên thứ ba”. Một phụ nữ 67 tuổi tên là Sumiko Okabe nói: “Nếu có bất cứ điều gì tốt đẹp kể từ khi ông Abe lên nắm quyền thì chúng tôi không nhìn thấy nó”.

Theo Ito đến từ Viện Đại học Quốc gia: “Chiến lược tăng trưởng là hy vọng duy nhất. Nếu mũi tên thứ ba không có hiệu quả trong 2 năm tới, chúng ta sẽ khốn đốn”. Và khi đó những bà nội trợ tiết kiệm của Nhật Ban sẽ có nhiều điều hơn để phàn nàn.

Và câu trả lời là kiên định…

Giới chuyên gia cảnh báo: Hãy còn quá sớm để nói rằng Abenomic đã thất bại. Nhưng nếu các biện pháp tiền tệ và ngân sách có thể tạo tăng trưởng trong ngắn hạn, chúng không thể đạt đến trong trung và dài hạn.

Nếu không bắn đi mạnh mẽ mũi tên thứ ba, thậm chí “Abenomic” có thể trở nên có hại khi làm tăng nợ công vốn đã rất cao hơn 240% GDP, và gây ra mối đe dọa bong bóng tài chính. Nên ông Abe buộc phải tăng cường các cải cách về cấu trúc kinh tế.

Phát biểu trong một hội nghị của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền diễn ra tại Tokyo, ngày 8/3, Thủ tướng Shinzo Abe cam kết ông sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách nhằm phục hồi nền kinh tế nước nhà và hình thành nên các luật an ninh quốc gia mới.

Ông Abe cũng khẳng định chính sách kinh tế “3 trụ cột” của ông có tên gọi “Abenomic” đang mang lại kết quả dù nhiều người vẫn còn chưa cảm nhận được và hoài nghi về vấn đề này. Ông cam kết, sẽ tiếp tục tăng cường theo đuổi chiến lược tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy chương trình cải cách bao gồm: nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế địa phương và tái thiết các khu vực chịu ảnh hưởng bởi thảm họa động đất - sóng thần năm 2011.

Cho đến nay, các công ty lớn và các doanh nghiệp ở thành phố đang được xem là các đối tượng hưởng lợi từ các chính sách “Abenomics”. Còn các nơi khác, nhất là khu vực nông thôn lại ít cảm nhận được các lợi ích từ chính sách này. Có người còn nói: “Abenomics chỉ đang che đậy những vết thương, nhưng không chữa trị các vấn đề căn bản”, khiến ông Abe phải đối mặt với nhiều sức ép trong việc tiếp tục theo đuổi các trụ cột trong “Abenomics” để đưa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi 2 thập niên trì trệ.

Mặc dù chịu gánh nặng bởi sự thâm hụt ngân sách đáng buồn và khoản nợ công lớn nhất thế giới, chính quyền của ông Abe đã tăng chi tiêu. Thủ tướng Nhật vẫn cam kết sẽ có thêm nhiều phụ nữ hơn gia nhập lực lượng lao động, bãi bỏ quy định không hợp lý trong ngành công nghiệp, tự do hóa khu vực nông nghiệp và chuẩn bị để tham gia TPP. Chuyên gia Schoenholz nói:“Tôi không nhìn thấy một chiến lược tốt hơn để phục hồi kinh tế Nhật Bản”.

Giới phân tích cho rằng, nếu Thủ tướng Shinzo Abe muốn tạo cú hích cho đất nước Nhật Bản, ông sẽ phải cứu lấy chương trình kinh tế “Abenomic” mang thương hiệu của chính mình./.

Nguyễn Nhâm (VOV)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Vì sao phải cứu “Abenomics”?

    Vì sao phải cứu “Abenomics”?

    18/03/2015 9:25 PM

    “Cần phải cứu lấy chương trình kinh tế Abenomic”, đó là lời khuyên của giới nghiên cứu đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

  • Fed bất ngờ tuyên bố giữ nguyên chương trình QE

    Fed bất ngờ tuyên bố giữ nguyên chương trình QE

    19/09/2013 8:24 AM

    Vào lúc 1 giờ sáng 19/9 (theo giờ Việt Nam), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bất ngờ tuyên bố sẽ giữ nguyên quy mô chương trình nới lỏng định lượng (QE), trái ngược với nhận định trước đó của giới chuyên gia về khả năng Fed quyết định rút lại QE trong bối cảnh kinh tế Mỹ đã bắt đầu khởi sắc.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.