Khi nền kinh tế lao đao vì dịch Covid-19, người Mỹ xác định họ cần sở hữu tài sản tối thiểu 655.000 USD để sống thoải mái và 2 triệu USD nếu muốn được coi là người giàu.

Theo Business Insider, ngân hàng Charles Schwab thực hiện các cuộc khảo sát trong giai đoạn trước và trong dịch Covid-19. Kết quả cho thấy cuộc khủng hoảng từ virus corona chủng mới đã làm xáo trộn quan điểm của người Mỹ về các vấn đề tài chính.

Hồi tháng 1, Charles Schwab khảo sát 1.000 người Mỹ từ 21 đến 75 tuổi về tình hình và quan điểm tài chính cá nhân. Phần đông cho rằng phải có trong tay ít nhất 934.000 USD để sống thoải mái. Và để được coi là giàu, họ phải sở hữu khối tài sản tối thiểu 2,6 triệu USD.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng nổ làm hơn 17 triệu người Mỹ thất nghiệp tính đến đầu tháng 7. Bên cạnh đó, chính phủ liên bang tung gói cứu trợ hơn 520 tỷ USD để giải cứu các doanh nghiệp nhỏ và ngăn chặn làn sóng phá sản.

Mức tài sản được xem là giàu có trong khảo sát trước và trong dịch. Ảnh: Business Insider.

Mức tài sản được xem là giàu có trong khảo sát trước và trong dịch. Ảnh: Business Insider.

Theo kết quả khảo sát mới của Charles Schwab hồi đầu tháng 7, phần đông người Mỹ hạ chuẩn đánh giá mức độ giàu có. Họ cho rằng với tình hình hiện tại, 655.000 USD là đủ để sống thoải mái và 2 triệu USD đã đạt mức giàu có.

Chuyên gia Jonathan Craig, Phó chủ tịch Schwab Investor Services, nhận định: "Dịch Covid-19 và những bất ổn nó gây ra đã thay đổi cách mọi người nhận định về sự giàu có và tương lai". Khi chính quyền các bang áp dụng những biện pháp giãn cách xã hội, người Mỹ phải nhà, do đó giảm những khoản chi tiêu không thiết yếu như du lịch và tiệc tùng xa xỉ.

Khoảng 57% người tham gia khảo sát của Schwab cho biết chính họ hoặc một thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng về tài chính bởi dịch Covid-19. Hơn 40% cho biết muốn tiết kiệm nhiều hơn so với thời điểm trước khi dịch bùng phát, 20% cân nhắc đầu tư nhiều hơn.

Bùi Ngọc (ZN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.