Trong thời buổi kinh tế như hiện nay, việc các CEO phải “lên báo” nhiều do cắt giảm ngân sách công ty, sa thải nhân viên,.. vì lợi ích các cổ đông là chuyện bình thường.

Theo thống kê mới đây, Ron Johnson, CEO của công ty J.C. Penney phải cắt giảm ngân sách đến 97% vì hoạt động tài chính xuống dốc thê tham trong năm 2012. Hơn nữa, trong tuần qua, Tổng thống Mỹ, Obama tuyên bố ông sẽ chi 5% tổng số lương của mình cho các công nhân liên bang phải nghỉ việc do cắt giảm.

Cắt giảm ngân sách là một thông điệp cho nhân viên rằng bạn quyết định duy trì công ty và sẵn lòng hi sinh bất cứ điều gì nếu cần. Còn nếu bạn chỉ làm việc một mình, cắt giảm ngân sách sẽ giảm được một số chi phí để đầu tư cho tương lai.

Nhưng làm sao để biết lúc nào là thích hợp để cắt giảm ngân sách của mình? Sau đây là ba dấu hiệu cho thấy đã đến lúc cắt giảm:

1. Mốc doanh số và lợi nhuận

Nếu doanh số và lợi nhuận tuột dốc 20% hoặc nhiều hơn trong một năm, bạn nên xem xét cắt giảm ngân sách với con số % tương tự. Điều này đồng thời cũng là thông điệp cho các nhà đầu tư rằng bạn cảm nhận được nỗi đau của họ. Còn nếu bạn là chủ sở hữu duy nhất, cắt giảm như vậy sẽ giúp bù đắp mất mát thu nhập cần thiết cho hoạt động công ty.

Vì đảo ngược doanh số thảm hại thường mất nhiều thời gian hơn so với cắt giảm chi phí để cải thiện lợi nhuận, nên bạn phải quyết định xem bạn mất tiền có lợi hơn hay dùng nó để hỗ trợ tăng doanh số. Một khi doanh số bán hàng và lợi nhuận đều đã hồi phục lại mức trước đó, bạn có thể nghĩ đến việc tăng lương.

2. Thêm sản phẩm hay mục tiêu hiện tại của công ty thay đổi

Nếu bạn đang thay đổi một số mặt trong kinh doanh để phục vụ tốt hơn nhu cho cầu đang phát triển khách hàng, thì cắt giảm chi trả ngắn hạn trong khoản thời gian thay đổi đó là rất hợp lý. Ví dụ như cách đây 10 năm, bạn là nhà phát triển phần mềm ứng dụng cho các thiết bị di động Blackberry, nhưng khi iPhone của Apple xuất hiện, việc làm ý nghĩa nhất là cắt giảm một số chi trong thời gian ngắn để tài trợ phát triển ứng dụng iPhone. Và vấn đề là bây giờ bạn phải chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của cả 2 loại thiết bị, nhưng chỉ thu được lợi nhuận từ một nền tảng thiết bị.

Đây là lúc bạn phải cắt giảm ngắn hạn, như vậy bạn có thể công ty đầu tư vào hoạt động nghiên cứu mới và giúp doanh thu trong tương lai tăng. Khi doanh số của hoạt động mới tăng trưởng và tài chính cải thiện đáng kể, bạn có thể bù đắp lại hoạt động cắt giảm và thậm chí là tăng lương. Đây là cách duy nhất giúp bạn thành công liên tục.

3. Cắt giảm tiền lương, thưởng hay sa thải nhân viên

Khi tăng trưởng quá nhanh hoặc nền kinh tế bất ngờ trở nên tệ hại nhất từ trước đến nay, đôi khi sa thải là điều không thể tránh khỏi. Trong suốt thời kì “thắt lưng buộc bụng này”, tinh thần của các nhân viên còn lại thường sẽ không còn tốt như trước nữa vì tiền thưởng và việc tăng lương hàng năm không còn. Nói tóm lại, làm việc cho một công ty đang chịu áp lực tài chính sẽ rất nhàm chán.

Nếu bạn cố gắng thuyết phục nhân viên bám trụ trong thời gian khó khăn này, thì chia sẽ nỗi buồn với họ là rất cần thiết. Bằng cách thực hiện cắt giảm ngân sách cũng như tiền lương của chính mình, bạn sẽ đưa ra một thông điệp rằng tất cả chúng ta cùng nhau chống chọi với khó khăn này. Như vậy, sự lo lắng và chán nản của mọi người sẽ giảm xuống và chung sức làm việc, đây chính xác là điều cần thiết trong lúc khủng hoảng.

Theo Doanhnhanthanhdat.net/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.