Multitasking là cụm từ ám chỉ việc làm nhiều công việc cùng một lúc, ví dụ như vừa thảo một bức thư điện tử vừa trả điện thoại chẳng hạn. Những người thường xuyên multitasking được gọi là multitasker - Họ thường nghĩ họ thật giỏi giang khi có thể làm nhiều việc trong khi người bình thường chỉ làm được 1. Thực sự, họ đang làm việc rất kém hiệu quả.
Bạn đang kiểm tra email và đồng thời lắng nghe một cuộc hội nghị trong khi đang trò chuyện với nhóm bạn trên Messenger và thay miếng băng dính cũ trên khuỷu tay. Đây được gọi là làm nhiều việc cùng một lúc, hay 'đa nhiệm', hay Tiếng Anh gọi bằng một thuật ngữ là Multitasking.
Đối với những người thường xuyên thực hiện những công việc đa nhiệm này, hay Multitasker, họ, hay chính bạn thường chỉ có làm ….làm …và làm. Bạn có thể đôi khi nghĩ mình thật là mạnh mẽ, thật là tuyệt vời và giỏi giang. Nhưng sự thật là bạn đang làm việc kém hiệu quả hơn bạn tưởng.
Thật vậy, Hiệp hội tâm lý Mỹ đưa ra nhận định rằng hiện tượng Đa Chức Năng (làm việc đa nhiệm) tạo cảm giác cho người thực hiện là mình làm việc hiệu quả hơn, nhưng ẩn đằng sau đó là những bất cập do việc thực hiện quá nhiều việc một lúc đem lại.
Làm hai việc phức tạp cùng một lúc là không thể. Đa nhiệm chỉ đơn giản là chuyển đổi qua lại giữa các công việc. Khi tham gia một cuộc thử nghiệm được công bố vào năm 2001, những người tham gia thử nghiệm đã được yêu cầu chuyển đổi giữa các công việc, hành vi khác nhau. Họ đã mất nhiều thời gian hơn những người làm việc bình thường khi gặp phải những công việc lạ lẫm hoặc phức tạp hơn.
Chúng ta hãy thử nhé: đếm từ 1-10, sau đó hát ABC. Bây giờ hãy thử đọc chuỗi số và chữ này: 1, 2, A, B, 3, 4, C, D ... .Tôi đoán là bạn đã đọc chậm hơn rồi đúng không?
Trong năm 2009, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford đã so sánh hiệu suất của những người làm việc đa nhiệm với tần suất cao và thấp. Có một sự khác biệt ở đây, họ thấy rằng những người làm nhiều việc cùng một lúc với tần suất cao thực sự làm việc kém hiệu quả.
Họ bị phân tâm bởi nhiều nguồn thông tin, giữ lại được ít thông tin hơn và cuối cùng là xử công việc kém hiệu quả hơn. Nghiên cứu này không nhằm mục tiêu để xác định xem những bất lợi do xử lý nhiều việc cùng một lúc đã gây ra mà chì xét mối tương quan giữa chúng.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn thật là tuyệt vời khi có thể xử lý nhiều việc cùng một lúc, bạn nên có một cái nhìn tổng quan hơn để công việc của bạn thực sự được vận hành hiệu quả hơn. Dưới đây là một số bước nhỏ, bạn có thể tham khảo:
1. Giảm số lượng các tab đang chạy trên trình duyệt của bạn. Nếu bạn không thể chịu được khi bỏ thói quen này thì hãy cài đặt chế độ One Tab. (Điều này cũng sẽ làm tăng lên đến 95% bộ nhớ trình duyệt của bạn)
2. Cài đặt ứng dụng chế độ Self Control để sắp xếp và quản lý thời gian của bản thân dành cho các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter.
3. Thực hiện một vài việc với Inbox trong Email của bạn. Hộp thư điện tử thực sự như quả cầu tuyết và làm cho bạn bị phân tán khá nhiều. Knotable có thể giúp bạn đơn giản hóa và giảm bớt thói quen trả lời tất cả các thư điện tử được gửi tới, và ưu tiên điều gì là quan trọng.
Văn Lê (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Sự thật với những ai thích multitasking: Làm nhiều việc cùng một lúc không bao giờ hiệu quả!

    Sự thật với những ai thích multitasking: Làm nhiều việc cùng một lúc không bao giờ hiệu quả!

    13/01/2018 10:30 AM

    Multitasking là cụm từ ám chỉ việc làm nhiều công việc cùng một lúc, ví dụ như vừa thảo một bức thư điện tử vừa trả điện thoại chẳng hạn. Những người thường xuyên multitasking được gọi là multitasker - Họ thường nghĩ họ thật giỏi giang khi có thể làm nhiều việc trong khi người bình thường chỉ làm được 1. Thực sự, họ đang làm việc rất kém hiệu quả.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.