Bằng một tuyên bố thẳng thừng “không khoan nhượng” với vấn đề lấn đất, Cocacola chuẩn bị dấn thân vào một cuộc kiện tụng rất căng thẳng ở Campuchia.
Trong tuyên bố nói trên, trụ sở Atlanta tại Georgia cho biết: “Cocacola cho rằng vụ xâm chiếm đất này là không thể chấp nhận”. Đồng thời, công ty cũng nhất trí xem lại nhà máy cung cấp đường để đảm bảo rằng công ty không mua nguyên liệu từ nhà máy xây dựng trên khu đất xâm lấn bất hợp pháp của người dân.
Hôm thứ năm vừa rồi, Cocacola cho biết: “Công ty chúng tôi không thường mua nguyên liệu trực tiếp từ các trang trại hoặc các đồn điền, nhưng là một doanh nghiệp mua đường với số lượng lớn, chúng tôi thừa nhận trách nhiệm phải hành động và sử dụng ảnh hưởng của mình để bảo vệ quyền sử dụng đất của người dân địa phương”.
Đây là hành động đáp ứng lại lời kêu gọi của Tổ chức nhân quyền toàn cầu Oxfam và những người ủng hộ sau khi nhóm này kêu gọi Coca-Cola, PepsiCo và hãng thực phẩm Anh – ba trụ cột trong ngành công nghiệp đường – cam kết thể hiện thái độ không khoan nhượng với việc xâm chiếm đất trái phép. Trong đó, vụ kiện cáo đất đai kéo dài 7 năm này là một trường hợp điển hình tại Campuchia.

Một ruộng trồng mía tại Campuchia.

Khoảng 200 gia đình thuôc huyện Sre Ambel, tỉnh Koh Khong đã và đang chiến đấu để dành lại những mảnh đất mà họ đã bị tước mất vào năm 2006 trong dự án giải phóng mặt bằng làm đường cho đồn điền cung cấp đường Tate & Lyle – nơi sản xuất đường cho doanh nghiệp nhượng quyền thuộc Cocacola và PepsiCo. Đây là nơi mà họ đã canh tác từ năm 1999, thậm chí một số nơi từ năm 1979. Một số gia đình đã chấp nhận bồi thường nhưng 3.372 ha còn lại vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Vào tháng Tư năm 2013, các hộ dân đã đệ đơn kiện Tate & Lyle lên Tòa án Tối cao Vương quốc Anh và cơ quan tiếp nhận khiếu nại của Bonsucro, một sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành sản xuất đường.
Cocacola khẳng định họ sẽ tham gia vụ kiện cùng tất cả các nhà cung cấp (mà ở đây là Tate & Lyle) để đạt được một "giải pháp công bằng" cho mọi tranh chấp xảy ra trong chuỗi cung ứng của họ.
Oxfam hết sức hoan nghênh động thái này của Cocacola: “Oxfam không yêu cầu Cocacola phải phá bỏ hợp đồng với nhà cung cấp. Thay vào đó, Coca hãy sử dụng ảnh hưởng lớn của mình để góp phần giải quyết trường hợp tranh chấp đất đai này”.
Mai Anh (Kiến thức)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.