“Nhưng biển có thể mạnh và chúng ta có thể chết khát ở biển khơi. Nhiều tiền nhưng khó lấy tiền về để phục sản xuất. Nền kinh tế Việt Nam chưa được gọi là nền kinh tế mới nổi, để kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ thị trường tài chính lớn thì khó kiếm”, ông Johan nhìn nhận.

Ông Johan Nyvene, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) - Ảnh: H.T

Việt Nam đang đứng trước các cơ hội lớn khi tham gia vào các hiệp định tự do hóa thương mại. Cơ hội không chỉ mang lại cho các doanh nghiệp ở lĩnh vực phát triển thị trường, nguồn nhân lực mà còn tạo ra cơ hội thông qua lĩnh vực tài chính.

Nhưng cơ hội lớn luôn đi kèm với thách thức lớn, đó là điều mà doanh nghiệp Việt cần hoạch định cho mình khi hội nhập sâu rộng.

Ông Johan Nyvene, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng với thị trường tài chính có thể nhìn thấy biển lớn ngay trước mắt. Thống kê số quỹ đầu tư ở Mỹ có thể quản lý vài tỷ đến vài chục tỷ USD, tức là tiền rất nhiều.

“Nhưng biển có thể mạnh và chúng ta có thể chết khát ở biển khơi. Nhiều tiền nhưng khó lấy tiền về để phục sản xuất. Nền kinh tế Việt Nam chưa được gọi là nền kinh tế mới nổi, để kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ thị trường tài chính lớn thì khó kiếm”, ông Johan nhìn nhận.

Riêng nói về thị trường chứng khoán, CEO của HSC cho rằng TTCK Việt Nam đã phát triển khá tốt. Nhiều ý kiến cho rằng trong 14-15 năm qua thị trường phát triển chậm, nhưng cần đặt trong bối cảnh chung giai đoạn 2007-2008 bị ảnh hướng lớn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, TTCK đã có mức phát triển nhưng bị chững lại.

Vị lãnh đạo của HSC nhận định tiềm lực phát triển thị trường còn rất lớn vì trong 90 triệu người Việt thì thống kê sơ bộ có khoảng 2 triệu tài khoản chứng khoán nhưng trong đó cũng chỉ khoảng 500.000 người đầu tư thực sự.

Ông Johan cho rằng đây là con số quá nhỏ. Trong khi GDP là 170 tỷ USD, vốn hoá TTCK khoảng 50-60 tỷ USD, tức chưa được một nửa. Vốn hóa phải bằng hoặc lớn hơn GDP, thậm chí ở thị trường phát triển phải là cấp số nhân GDP.

Hai công cụ chính hiện nay của thị trường là cổ phiếu và trái phiếu, chúng ta đang chú trọng cho thị trường cổ phiếu, trái phiếu còn tiềm lực phát triển hơn nữa. Tiền nhiều nhưng làm sao mà thu hút mới quan trọng?

Theo ông Johan, “Để là được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần làm những việc cụ thể chuẩn bị cho hội nhập, chẳng hạn công ty chưa có kiểm toán, vay mượn nhiều, hay giá cổ phiếu “trên trời” thì đều phải thay đổi những vấn đề này, chuẩn bị cho sự cạnh tranh khi tìm nguồn vốn.”

Làm sao và làm gì?

Nhưng làm sao đón đầu được cơ hội ở lĩnh vực này và doanh nghiệp cần làm gì để sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả từ hội nhập mang lại?

Những hiệp định tự do thương mại đều hướng đến mở cửa thị trường và bình đẳng hóa sự cạnh tranh. Trong đó, các bên đều phải chuẩn hóa môi trường nội địa cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận nhiều hơn với thị trường, với doanh nghiệp trong nước và đầu tư sâu rộng hơn. Và đương nhiên luôn đi kèm với việc sử dụng nguồn tiền của họ.

Nhưng ông Johan cho rằng rủi ro ở đây là “nhà nghèo có gái đẹp thì nhiêu tiền cũng phải gả” và đó là vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần xác định.

Đối với ngành tư vấn M&A, khi NĐTNN tìm hiểu doanh nghiệp Việt Nam họ tìm những ngành nghề có sự tiếp cận thị trường rộng rãi như thực phẩm, bán lẻ, mua bán nhanh… nhưng bao nhiêu doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện của họ đưa ra để bắt đầu một cuộc thương lượng.

Có những doanh nghiệp có cốt lõi tốt, thị trường xuất khẩu, sản phẩm bán tốt nhưng một khi doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận họ lại thấy những điểm xấu trong đó, như chuyện chủ doanh nghiệp dùng tiền công ty đầu tư bất động sản. Dòng tiền doanh nghiệp không đủ để trả nợ khi lãi suất tăng cao. Đó là những điểm mà doanh nghiệp trong nước chưa thu hút nguồn vốn nước ngoài.

“Những hiệp định thương mại chắc chắn sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến những chuẩn mực để có thể “chơi” được với doanh nghiệp nước ngoài. Sớm muộn gì doanh nghiệp trong nước cũng phải minh bạch tài chính, giảm nợ hay làm lợi cho cổ đông mới thu hút vốn nước ngoài.”, ông Johan đánh giá.

Nói về sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả, ông Johan cho rằng nhà điều hành, quản lý phải có kiến thức về tài chính để điều hành dòng vốn hiệu quả nhất. VD như lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam thường là có 9 đồng đi mượn, 1 đồng là vốn chủ sở hữu, đây là rủi ro lớn khi lãi suất ngân hàng tăng cao.

Ngược lại, nhiều vốn mà không có vốn vay, đến lúc thành công ty đại chúng, niêm yết trên TTCK mà trong lĩnh vực cổ phiếu, NĐT luôn kỳ vọng nhận được cổ tức cao. Những cái này ở đâu, chắc chắn là từ lợi nhuận doanh nghiệp mà nếu giá cổ phiếu cao thì lợi nhuận phải cao, NĐT mới quy ra tỷ suất sinh lợi phù hợp.

Chẳng hạn, gửi tiền ngân hàng những lúc lãi suất cao, không làm gì vẫn kiếm được mười mấy % trong khi đầu tư cho doanh nghiệp nhận lại chỉ 5% thì không NĐT nào chấp nhận.

“Vì vậy, cần sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả nhất để mang về lợi suất chấp nhận được. Thường cổ đông là người nhận thanh lý cuối cùng khi doanh nghiệp giải thể do vậy họ chịu rủi ro cao nên đòi mức lợi nhuận cao. Nếu doanh nghiệp không biết những cơ sở, tỷ lệ tài chính đó chứ đừng cứ kinh doanh tiền người khác mà không biết đang làm gì”, ông Johan kết luận.

Huyền Trâm (BizLive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • “Biển lớn nhưng cũng dễ chết khát!”

    “Biển lớn nhưng cũng dễ chết khát!”

    30/10/2014 9:30 PM

    “Nhưng biển có thể mạnh và chúng ta có thể chết khát ở biển khơi. Nhiều tiền nhưng khó lấy tiền về để phục sản xuất. Nền kinh tế Việt Nam chưa được gọi là nền kinh tế mới nổi, để kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ thị trường tài chính lớn thì khó kiếm”, ông Johan nhìn nhận.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.