Quốc lộ 51 đã dừng thu phí nhưng chưa thể tháo dỡ trạm BOT
Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dự án BOT quốc lộ 51 đoạn Km0+900 - Km73+600 trên địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đã dừng thu phí từ ngày 13/1/2023.
Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư là Công ty BVEC không chịu bàn giao tài sản để thiết lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản dự án BOT Quốc lộ 51.
Về vấn đề này, Bộ GTVT cho biết, Ngày 29/12/2023, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc xử lý kiến nghị của Nhà đầu tư Dự án xây dựng mở rộng Quốc lộ 51 đoạn từ Km0+900 đến Km 73+600 theo hình thức hợp đồng BOT.
Tại văn bản ngày 07/02/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo “Bộ GTVT tiếp tục thực hiện việc xử lý kiến nghị của Nhà đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ và hợp đồng đã ký kết. Bộ GTVT báo cáo kết quả xử lý theo thẩm quyền”.
Đến nay, Cục ĐBVN với nhiệm vụ là cơ quan ký kết và thực hiện hợp đồng BOT, tiếp tục kiên trì đàm phán với BVEC, sớm báo cáo Bộ Tài chính hoàn thiện các thủ tục sở hữu toàn dân đối với kết cấu hạ tầng đầu tư theo hình thức BOT theo quy định.
Theo tìm hiểu, dự án BOT Quốc lộ 51 (đoạn từ Km0+900 đến Km73+600) có chiều dài 72,7 km, đi qua địa phận hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư được duyệt 3.970 tỉ đồng. Dự án đưa vào khai thác từ tháng 4/2013.
Theo hợp đồng giữa Cục Đường bộ Việt Nam và nhà đầu tư năm 2009, tổng thời gian thu phí dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 51 là khoảng 20 năm, trong đó, thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm, thu phí tạo lợi nhuận 4 năm, tổng cộng đến tận tháng 3/2033.
Dự án không thu phí từ ngày 13/01/2023 do lưu lượng phương tiện vượt nhiều lần so với dự tính ban đầu, số thu phí hoàn vốn thực tế lớn hơn tính toán nên chấm dứt hợp đồng trước hạn.
Tuy nhiên, Công ty BVEC sau đó đã có văn bản gửi Thủ tướng Chinh phủ để kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc và các biện pháp hành chính gây thiệt hại cho nhà đầu tư Dự án BOT Quốc lộ 51.
Cụ thể, doanh nghiệp này cho rằng, việc Cục Đường bộ Việt Nam đơn phương áp đặt giảm thời gian tạo lợi nhuận và buộc tạm dừng thu phí đã khiến doanh nghiệp dự án không thể thanh toán các khoản nợ vay đầu tư công trình.
Cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng kiến nghị Bộ GTVT sớm sửa chữa, nâng cấp nhiều đoạn quốc lộ 51 đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Bộ GTVT cho biết, đã phê duyệt Kế hoạch bảo trì hệ thống đường bộ năm 2024, trong đó có bố trí kinh phí bảo dưỡng thường xuyên Quốc lộ 51 (có nạo, vét cống rãnh; vạch sơn bổ sung; …); xử lý điểm đen và sửa chữa đột xuất những vị trí hư hỏng nặng để đảm bảo an toàn.
Hiện tại, công việc bảo dưỡng thường xuyên đã và đang được cơ quan quản lý đường bộ triển khai thực hiện theo quy định; các điểm đen hình thành và các vị trí hư hỏng có tính chất đột xuất đã được xử lý hoàn thành.
Quốc lộ 51 hiện là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và nhiều tỉnh thành khác với Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay, tuyến quốc lộ này đã quá tải và thường xuyên kẹt xe. Để giải quyết tình trạng trên, hiện nay cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang được triển khai xây dựng song song với quốc lộ 51. Tuyến cao tốc này có chiều dài hơn 53km, tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỉ dự kiến sẽ hoàn thành và khai thác trong gia đoạn 2025 – 2026. |
-
Xây nhà máy 7.000 tỷ tại địa phương sắp lên thành phố của Bà Rịa - Vũng Tàu, Tôn Đông Á vừa có động thái mới
Nhà máy thép lá mạ Phú Mỹ do Công ty TNHH MTV Đông Á - Phú Mỹ làm chủ đầu tư tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công suất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng.
-
D2D đầu tư 6 nhà xưởng với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 230 tỷ
HĐQT Công ty CP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (mã chứng khoán D2D) vừa phê duyệt đầu tư 6 nhà xưởng cho thuê trên khu đất gần 48.000m2 tại khu công nghiệp Châu Đức.
-
Tin vui cho hơn 20.000 người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng DCH (DCH) vừa công bố khởi động dự án xây dựng Trung tâm Dữ liệu Digital Hub và trạm cáp quang biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án có tổng mức đầu tư ước tính lên tới 35.000 tỷ đồng, dự kiến khi hoàn thành ...