Phát biểu tại sự kiện gần đây của Real Asset Media, Outlook 2023: Europe & Asia – Capital, ESG & Key Investment Drivers, được tổ chức tại văn phòng Apex Group ở Singapore, ông giải thích: “Đây đều là những cuộc khủng hoảng riêng lẻ, nhưng chúng đan xen vào nhau. Đây có lẽ là một trong những bức tranh phức tạp nhất mà chúng ta đã thấy trong nhiều năm”, ông nói, đồng thời đề cập đến vấn đề lạm phát, lãi suất tăng, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và xung đột ở Ukraine.
“Khi bạn cố gắng dự báo trước và xem tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ra sao, lạm phát sẽ ra sao, điều đó gần như là không thể. Tôi nghĩ chúng ta nên thực sự khiêm tốn và trung thực rằng gần như không thể đưa ra những dự đoán đó vào lúc này.
Bạn có thể nói rằng sẽ có sự phục hồi trong nửa cuối năm tới, nhưng chúng ta không thực sự biết điều gì sẽ xảy ra. Tất cả những gì chúng ta nên làm là hãy đối mặt với nó. Vì vậy, quan điểm của chúng tôi là các nhà đầu tư có lẽ nên nhìn vào tầm nhìn dài hạn và xem xét các khía cạnh của bất động sản có động lực cung/cầu cơ bản.
Tôi nghĩ rằng sẽ có một số khó khăn trong vài năm tới. Đó là những thứ chắc chắn xảy ra vì bất động sản vốn cổ phần thường có mối tương quan nghịch với việc tăng lãi suất xét về mặt định giá và lợi nhuận”, ông Jeffrey nói.
Theo Valérie Mantot-Groene, giám đốc điều hành khu vực Singapore tại Asean Apex Group, việc dự đoán về dòng vốn liên khu vực cũng khó để thực hiện, nhưng đã có những xu hướng khác biệt trước và sau đại dịch. “Những gì xảy ra trong vài năm qua đã cho thấy có nhiều vốn được đổ về châu Á hơn. Do đó, số lượng dòng vốn từ bên ngoài châu Á vào khu vực này sẽ nhiều hơn dòng vốn từ châu Á đổ ra các khu vực khác”, lãnh đạo Asean Apex Group chia sẻ.
Bà Valérie Mantot-Groene cho biết khu vực Bắc Mỹ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu dòng vốn vào thị trường châu Á. “Họ vẫn là những người đi đầu trong việc bơm vốn vào bất động sản ở châu Á, họ đã làm điều đó trong một vài năm và vẫn sẽ tiếp tục làm điều đó”.
Tuy nhiên, đã có sự sụt giảm về số lượng vốn có nguồn gốc từ châu Âu. Hơn nữa, bà cho biết vốn từ châu Âu đặc thù hơn nhiều về lĩnh vực và địa lý, vì phần lớn vốn đến từ châu Âu là vốn thể chế với mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn so với dòng vốn đến từ Bắc Mỹ.
Về mặt địa lý, các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương được hưởng lợi từ dòng vốn đề từ châu Âu hiện tại không còn là Trung Quốc như trước đây mà thay vào đó là Nhật Bản và Úc.
Dòng vốn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ có nhiều mục tiêu đa dạng hơn. “Rõ ràng bạn đang thấy thị trường Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc cũng như Ấn Độ ngày càng trở nên thú vị hơn. Trong đó, Ấn Độ đang trở thành quốc gia hút các dòng vốn mà trước đây vốn được đổ vào Trung Quốc”, bà Valérie Mantot-Groene cho biết.
Eric Cheah, Trưởng phòng Quản lý Đầu tư tại Union Investment Real Estate khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đưa ra góc nhìn của các nhà đầu tư Đức, một quốc gia thuộc châu Âu.
“Chúng tôi đang tìm kiếm nhiều khoản đầu tư cốt lõi hơn, vì vậy lợi nhuận là một điểm khác biệt và sau đó là quan điểm về vị trí địa lý. Việc tăng lãi suất đã khiến các nhà đầu tư phả suy nghĩ lại về phân tái phân bổ nguồn vốn. Mọi người đều đang thận trọng trong việc rót tiền vào các khoản đầu tư. Đó là sự thay đổi của môi trường kinh tế hiện tại”, Eric Cheah chia sẻ.
Ông Eric Cheah tin rằng ở thời điểm hiện tại, dù vẫn còn nhiều khó khăn, song vẫn có nhiều lý do để lạc quan về tương lai của nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. “Không phải là châu Á miễn nhiễm với áp lực lạm phát hay suy thoái kinh tế, mà chỉ là khu vực này có thể ít phải đối mặt với những áp lực tương tự như ở châu Âu hoặc Mỹ”, ông Cheah nhận định.
-
Nét đẹp châu Âu cổ kính của Nhà thờ con gà Đà Lạt
Nhà thờ con gà - một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của thành phố Đà Lạt thơ mộng mang vẻ đẹp kiến trúc châu Âu. Đây không những là nơi tôn giáo tín ngưỡng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch tham quan.
-
Bất động sản châu Á có thể là điểm sáng trên toàn cầu trong năm 2023
Theo công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank, dù vẫn đối mặt với một số thách thức, song khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là một trong những “điểm sáng” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023.
-
Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho vay ưu đãi để phát triển kinh tế
Trong chuyến thăm chính thức Luxembourg hôm thứ Bảy, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cho Việt Nam vay ưu đãi để phát triển kinh tế.
-
Dân châu Âu chật vật với tiền nhà
Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã gây áp lực đặc biệt lên thị trường bất động sản tại châu Âu.
-
Nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền”
Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Hai (25/3), nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền” nhất trong số các quốc gia tiên tiến.
-
Giá bất động sản thương mại châu Âu chạm đáy, đã đến lúc mua vào
Phá sản, nợ xấu và giá trị sụt giảm - những biểu tượng khủng hoảng của thị trường bất động sản châu Âu – đã kéo dài từ năm 2023 đến nay và vẫn chưa có hồi kết.