14/12/2022 9:00 AM
Theo công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank, dù vẫn đối mặt với một số thách thức, song khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là một trong những “điểm sáng” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, bất chấp những trở ngại do xung đột giữa Nga và Ukranie cũng như biến động tài chính toàn cầu gây ra, theo báo cáo mới được công bố bởi công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank.

Báo cáo của công ty dự đoán rằng các điều kiện thị trường vào năm 2023 sẽ tiếp tục có lợi cho người thuê khi các tòa nhà văn phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi với các khoản tín dụng bền vững đang được hoàn thiện và sẵn sàng để tung ra thị trường. Giá thuê mặt bằng và kho bãi trong lĩnh phân khúc bất động sản logistics được dự báo sẽ tăng 5,5%, trong khi giá thuê văn phòng sẽ tăng 2% trên toàn khu vực.

"Với việc phần lớn yếu tố có thể gây rủi ro cho nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2023 đã được nhìn thấy ở thời điểm hiện tại, các nhà chức trách có thể sẽ tìm ra cách để đối phó. Bên cạnh đó, các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế có thể cũng được cải thiện, được củng cố bởi việc nhiều quốc gia nới lỏng các lệnh giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và lãi suất có thể giảm”, Christine Li, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường châu Á - Thái Bình Dương tại Knight Frank chia sẻ.

“Gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc đã giảm thời gian cách ly đối với khách du lịch trong nước, một bước đi đúng hướng có thể tạo ra tín hiệu tích cực cho ngành du lịch và nền kinh tế. Việc xuất cảnh có thể được bình thường hóa trở lại vào giai đoạn 2023/2024. Chúng ta có quyền lạc quan vào tương lai vì những dấu hiệu mới cho thấy lạm phát đã chạm mức đỉnh và có thể giảm xuống trong thời gian tới, theo dữ liệu của Fed”, Li nói thêm.

Kevin Coppel, Giám đốc điều hành Knight Frank khu vực châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ: “Mặc dù nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vẫn có khả năng phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023, nhưng khu vực này sẽ vẫn là một điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chững lại.

Các nền kinh tế trong khu vực sẽ một lần nữa thống trị tăng trưởng trên toàn thế giới, điều này sẽ có tác động đối với thị trường bất động sản của khu vực. Sự tăng trưởng cơ bản đó sẽ tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của bất động sản châu Á – Thái Bình Dương đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, sự đa dạng về kinh tế của khu vực cũng mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nhắm mục tiêu vào nhiều loại tài sản để định vị danh mục đầu tư của họ trong bối cảnh hậu đại dịch.”

Thị trường bất động sản thương mại châu Á – Thái Bình Dương đã trải qua một giai đoạn khó khăn. Theo MSCI Real Assets, một phần của nhóm dữ liệu thị trường và chỉ số MSCI, áp lực lạm phát và chi phí đi vay tăng đột biến đã ảnh hưởng đến việc thực hiện giao dịch trong quý III.

Tổng khối lượng đầu tư bất độn sản trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt 32,6 tỷ USD trong quý III, giảm 38% so với một năm trước đó. Trước đó, khối lượng đầu tư bất động sản tại châu Á – Thái Bình Dương trong quý II cũn giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Giao dịch trên tất cả các phân khúc bất động sản chính đều giảm.

Anh Nguyễn (Wealth Briefin Asia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.