“Chúng tôi nhận thấy những điểm yếu dai dẳng trong lĩnh vực bất động sản, chủ yếu liên quan đến các thành phố cấp thấp hơn và nguồn tài chính của các nhà phát triển tư nhân, và tin rằng dường như không có cách khắc phục nhanh chóng nào”, các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs do nhà kinh tế học Trung Quốc Lisheng Wang dẫn đầu cho biết.
Các nhà kinh tế của Goldman cho biết thị trường bất động sản dự kiến sẽ chứng kiến “sự phục hồi hình chữ L” – được định nghĩa là sự sụt giảm mạnh và sau đó là ghi nhận tốc độ phục hồi chậm.
Họ cho biết: “Chúng tôi chỉ giả định rằng lĩnh vực bất động sản Trung Quốc sẽ phục hồi theo hình chữ L trong những năm tới. Dựa trên ước tính của chúng tôi, sự suy yếu về bất động sản có thể sẽ là lực cản tăng trưởng trong nhiều năm đối với Trung Quốc, nhưng nó có thể ít gây ảnh hưởng tiêu cực hơn vào năm 2023 so với năm 2022”.
Dữ liệu từ tháng 5 cho thấy lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn đang vật lộn để xoay chuyển tình thế, bất chấp những dấu hiệu phục hồi vào đầu năm nay. Các nhà quan sát thị trường dự đoán Trung Quốc có thể sẽ hỗ trợ thêm lĩnh vực bất động sản thông qua các chính sách kích thích tài khóa mới.
Giá cổ phiếu các công ty bất động sản Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong đã tăng vọt trong phiên giao dịch ngày 13/6 sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cắt giảm lãi suất đối với các thỏa thuận repo đảo ngược kỳ hạn 7 ngày. Đây là lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 8/2022.
Các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs cũng kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra thêm nhiều gói kích thích nhà ở hơn để hỗ trợ lĩnh vực này. Họ cho biết: “Chúng tôi tin rằng ưu tiên chính sách hiện tại của Chính phủ Trung Quốc là quản lý tình trạng suy thoái kéo dài trong nhiều năm hơn là thiết kế một chu trình nâng cấp thị trường”.
Sự khác biệt giữa công và tư
Một mối quan tâm khác đối với lĩnh vực bất động sản là sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp bất động sản thuộc sở hữu của nhà nước và các công ty tư nhân trong ngành, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường châu Á của JPMorgan, Tai Hui cho biết.
“Tôi nghĩ rằng quá trình phục hồi sẽ chậm lại, nhưng tôi nghĩ cũng có sự khác biệt lớn giữa các nhà phát triển thuộc sở hữu nhà nước đã làm tốt hơn trong đợt phục hồi hiện tại so với các nhà phát triển thuộc khu vực tư nhân, những người vẫn đang gặp khó khăn”, ông Tai Hui chia sẻ trên CNBC.
Lĩnh vực bất động sản đã được nhấn mạnh trong một báo cáo công việc của chính phủ được công bố vào đầu năm nay, kêu gọi hỗ trợ những người mua căn nhà đầu tiên và “giúp giải quyết các vấn đề về nhà ở của cư dân đô thị mới và những người trẻ tuổi”.
Ông Tai Hui cho biết việc chính phủ thúc đẩy giá bất động sản ở một mức nhất định có thể làm mất đi một lượng lớn người mua tiềm năng. “Trong khi các cơ quan chức năng đã nới lỏng một số chính sách của họ trong 6 đến 9 tháng qua, tôi nghĩ rằng ý định duy trì mức giá phù hợp với khả năng chi trả, tức là không để giá tăng quá nhiều là điều nên làm”, ông Tai Hui cho biết.
Các quốc gia châu Á khác có thể chịu ảnh hưởng
Ngân hàng Morgan Stanley, trong báo cáo triển vọng giữa năm, đã cảnh báo rằng sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc có thể sẽ gây ra nhiều trở ngại hơn đối với tăng trưởng của nền kinh tế hàng đầu châu Á này.
Chetan Ahya, chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley, viết: “Nếu những thách thức trong lĩnh vực bất động sản ngày càng lớn và gây ra tâm lý e ngại rủi ro trong hệ thống tài chính, đồng thời ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, thì điều này sẽ khiến Trung Quốc suy thoái sâu hơn”.
Các chuyên gia của Morgan Stanley cho biết, nếu các biện pháp nới lỏng tiền tệ không hỗ trợ được lĩnh vực bất động sản đang suy yếu của Trung Quốc, thì điều đó cũng sẽ dẫn đến lo ngại về tác động rộng hơn tới phần còn lại của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Họ nói: “Rủi ro giảm giá sẽ xảy ra nếu lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc không ổn định. Trong bối cảnh đó, niềm tin và các điều kiện tài chính sẽ thắt chặt ở Trung Quốc, điều này sẽ có tác động trực tiếp đến tăng trưởng của Trung Quốc, đồng thời cũng sẽ lan tỏa tiêu cực sang những quốc gia khác trong khu vực”.
-
Bất động sản Trung Quốc: Cuối quý 2 ổn định, cuối năm 2023 phục hồi
Kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động (1/5) đầu tiên ở Trung Quốc sau khi các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19 được nới lỏng đã chứng kiến sự phục hồi nhẹ trong giao dịch bất động sản, và xu hướng tăng có thể sẽ kéo dài trong những tháng tới, các chuyên gia trong ngành cho biết.
-
Những dãy tòa nhà cao chót vót chen chúc bên bờ sông Gan là minh chứng cho sự bùng nổ bất động sản đã biến Nam Xương ở miền đông Trung Quốc từ một trung tâm sản xuất thô sơ thành một trung tâm đô thị hiện đại.
-
Vì sao giới đầu tư đang rời khỏi bất động sản Trung Quốc?
Vài tuần trước, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường hoạt động tốt nhất thế giới trong 6 tháng qua khi các đầu tư đặt cược vào sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sau đại dịch. Tuy nhiên, mọi thứ dường như đang thay đổi.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.