TS Vũ Đình Ánh trao đổi tại hội nghi. Ảnh Lê Linh
Ông Trần Ngọc Liên, Phó Giám đốc VCCI tại TP.HCM cho rằng, hiện các doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn do các thách thức từ tình hình kinh tế, mức độ cạnh tranh ngày một khốc liệt và mức độ tiêu dùng ngày một tăng cao. Theo khảo sát của về mức độ hài lòng về thương hiệu Châu á thì các doanh nghiệp Việt được đánh giá rất cao về mức độ thân thiện, sự tiện dụng nhưng lại thua kém nhiều nước về sự sáng tạo và khả năng tạo sự khác biệt. Chính vì vậy, theo ông Liên, DN nội địa cần phải có các nỗ lực mang tính “đòn bẩy” và dựa vào kinh nghiệm của các nước để vươn lên.
Theo ông Lawrence Chong, CEO của Tập đoàn Consulus cho biết: Thế giới thay đổi nhanh chóng, vì vậy các DN Việt cũng như các đối tác châu Á của họ cần nhanh chóng tái định hình mô hình kinh doanh và trải nghiệm thương hiệu, nếu không sẽ bị tụt hậu so với các nước khác”.
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cũng chia sẻ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì để vượt qua khủng hoảng. Ông cho rằng bản sắc văn hóa Việt có thể giúp DN trong nước lớn mạnh trên trường quốc tế. Tuy nhiên, một số bất cập, hạn chế khiến DN Việt chưa thực sự sẵn sàng đón nhận rủi ro, chưa phát huy khả năng sáng tạo, sẵn sàng chạy đua hơn là thi đua sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp Việt đều theo chủ nghĩa duy tình hơn duy lý, hành xử dựa vào cảm giác trực quan thủ tiêu sáng tạo và nặng chủ nghĩa gia đình. Ông cũng cho rằng DN Việt lớn lên nhờ chủ nghĩa gia đình và cũng nhỏ đi vì quan hệ gia đình.
Trong khuôn khổ hội nghị đã chính thức chọn ngày 15/8 là ngày “Thế giới công ty” hàng năm. Đây là diễn đàn vinh danh những giá trị tốt đẹp mà các công ty đang tạo ra ở mọi nơi trên thế giới. Sau khi đủ số lượng người ký tên và đăng ký hội nghị sẽ trình tổ chức Liên Hiệp Quốc công nhận chính thức.
-
Chân ướt chân ráo chuyển đổi số, doanh nghiệp Việt bắt đầu từ đâu để không thất bại?
31/12/2020 10:22 AMTheo khảo sát của VINASA tại 352 tổ chức và doanh nghiệp Việt, có gần 95% doanh nghiệp ý thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số. Song, hầu hết các doanh nghiệp này đều đang gặp khúc mắc ở việc nên bắt đầu từ đâu để có một hành trình chuyển đổi số an toàn và hiệu quả?
-
Hồ sơ doanh nghiệp tư nhân sắp tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người tại Việt Nam
09/12/2020 5:22 PMNanogen là đơn vị tư nhân duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất vaccine COVID-19 tại Việt Nam, và cũng là đơn vị thử nghiệm vaccine trên người sớm nhất.
-
CEO Vinamilk: Nữ chủ tịch quyền lực của ngành sữa Việt Nam và hành trình cán mốc doanh nghiệp tỷ đô
30/10/2020 8:33 PMBà Mai Kiều Liên là "đầu tàu" có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt Vinamilk gia nhập "câu lạc bộ" doanh nghiệp tỷ đô tại châu Á.
-
Zerologon đe dọa hệ thống mạng các tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
22/10/2020 4:42 PMKhai thác thành công lỗ hổng Zerologon, hacker có thể chiếm quyền kiểm soát tất cả các tài khoản trong hệ thống mạng, kể cả tài khoản quản trị. Hiện đã có doanh nghiệp Việt Nam là nạn nhân.
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bị tấn công lừa đảo nhiều nhất Đông Nam Á
25/08/2020 6:33 PMTrong nửa đầu năm 2020, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về số lượng các vụ tấn công lừa đảo qua mạng nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-
Việt Nam sẽ có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030
25/08/2020 1:45 PMNgày 24/8/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã xây dựng dự thảo đề án Chiến lược quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 nhằm thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số.