HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) vừa thông qua Nghị quyết về việc triển khai phương án chi tiết phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2023.
Doanh nghiệp này cho biết, mục đích của việc phát hành cổ phiếu nhằm cân đối cơ cấu giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tương xứng với quy mô sản xuất kinh doanh và hoạt động của công ty.
Theo đó, Hòa Phát sẽ phát hành 581,4 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới). Nguồn vốn phát hành từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối.
Thời gian thực hiện dự kiến từ quý 2/2024 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Dự kiến sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Hòa Phát sẽ tăng thêm hơn 5.814 tỷ đồng, lên mức 63.960 tỷ đồng, tương ứng gần 6,4 tỷ cổ phiếu HPG lưu hành trên thị trường.
Hòa Phát thông qua việc phát hành hơn 580 triệu cổ phiếu để tăng vốn
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa được tổ chức mới đây, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cho biết doanh nghiệp có hơn 165.000 cổ đông, đông nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Dù áp đảo về số lượng nhưng so sánh trong vòng một năm, đã có không ít người “tạm biệt” với nhà sản xuất thép này. Con số theo danh sách chốt quyền ĐHĐCĐ năm ngoái là 179.108 cổ đông, tương đương với việc đã có hơn 13.200 cổ đông “rời tàu” Hòa Phát.
Về kết quả kinh doanh đầu năm nay, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết sản lượng bán hàng cải thiện rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, tập đoàn đã đẩy đi lượng lớn nguyên vật liệu giá cao và đưa tồn kho xuống mức thấp kỷ lục.
Quý 1/2024, Hòa Phát ước tính tổng doanh thu đạt 31.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, và lãi sau thuế 2.800 tỷ đồng, tăng hơn 7 lần.
Năm nay, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu đạt 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 10.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 47% so với năm 2023.
Bên cạnh dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 đang được triển khai xây dựng, Chủ tịch Hòa Phát cho biết đang nghiên cứu xây dựng dây chuyền sản xuất tôn silic từ gốc, một sản phẩm khó mà chưa doanh nghiệp nào tại Việt Nam làm được.
Ngoài ra, giai đoạn 2 ở dự án Dung Quất 2 sẽ làm đường ray xe lửa nhưng không phải loại đường ray thông thường mà là đường ray cho tàu tốc độ cao. Đồng thời, bày tỏ mong muốn tham gia đấu thầu các hạng mục trong dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam nếu được.
-
Sau vỏ container, “vua thép” sẽ làm đường ray xe lửa tốc độ cao
Thông tin trên được ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tổ chức ngày 11/4.
-
2 tháng đầu năm 2024, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 575.000 tấn thép xây dựng và thép chất lượng cao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Về tay người Thái, công ty nhựa lớn nhất miền Nam sẽ có lần thứ 2 cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ?
Năm 2024, DSC dự phóng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 5.113 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.040 tỷ đồng, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp đạt lợi nhuận nghìn tỷ từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries....
-
Đề án tái cơ cấu EVN đến năm 2025: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Nam với 4 nhà máy và hơn 1.300 lao động báo lãi tăng mạnh, có hơn 2.200 tỷ gửi ngân hàng
Trong quý 3/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận 1.407 tỷ đồng doanh và 290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 52% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.