Hình minh họa
Bị cắt điện nước, dân chung cư rao bán nhà để phản đối
Cư dân chung cư Happy Star do Cty TNHH Vintep làm chủ đầu tư nằm trong khu đô thị Việt Hưng (phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội) phản ánh, khu chung cư dù đã đưa dân vào ở từ đầu năm 2017, nhưng tới nay chưa có hồ sơ bàn giao, hoàn công và không có sổ đỏ…
Vì điều này mà cư dân chưa thống nhất được mức thu phí dịch vụ tại toà nhà, hầu hết các hộ gia đình không đóng phí dịch vụ và yêu cầu làm việc với chủ đầu tư để tìm hướng giải quyết, tuy nhiên đều không nhận được giải đáp thỏa đáng từ phía chủ đầu tư.
TP.HCM sẽ gỡ vướng cho 124 dự án bất động sản bị tạm ngưng
UBND TP.HCM vừa giao Sở Tài nguyên & Môi trường cùng các sở ngành liên quan thông báo đến chủ đầu tư của 124 dự án bất động sản đang bị tạm ngưng về việc được tiếp tục triển khai các thủ tục tiếp theo.
Ngoài ra, hiện nay còn hơn 30 dự án khác chưa thể cho triển khai tiếp vì vướng công tác thanh, kiểm tra; điều tra. Khi có kết luận của cơ quan chức năng, TP.HCM sẽ tiếp tục xử lý.
Bao giờ siêu dự án Bình Quới - Thanh Đa hết long đong?
Ông Việt kể, suốt 27 năm qua ông sống trong sự chờ đợi dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được xây dựng. Nay tóc ông đã bạc, nhiều người hàng xóm sống cùng thời với ông nay cũng không còn để thấy được khu mình sinh sống đã thay đổi như thế nào.
Ông cũng như nhiều người dân ở bán đảo Thanh Đa vẫn nói vui rằng: mình là những “đại gia chân đất”, vì nếu đền bù giải tỏa họ sẽ có trong tay tiền tỉ. Nhưng bao năm qua, họ vẫn bươn chải làm thuê kiếm sống. Nhiều người cố bám lấy ruộng vườn, nhưng thu nhập rất bấp bênh. Còn những người trồng lúa thì luôn thấp thỏm lo chuột cắn phá.
Ở chung cư cao cấp, cư dân vẫn phải kêu cứu
Cư dân sinh sống tại chung cư The Goldview (346 Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM) phản ánh những bức xúc liên quan đến năng lực yếu kém của đơn vị quản lý, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, chủ đầu tư thiếu minh bạch về khoản phí bảo trì và thu chi phí dịch vụ.
Theo phản ánh của cư dân, chung cư The Goldview có hơn 1.900 căn hộ, đã bàn giao căn hộ hoàn thiện cho cư dân vào ở từ ngày 1/11/2017. Thế nhưng hiện nay, chung cư này còn nhiều bất cập trong quản lý, vận hành, nhất là vấn đề an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy.
Hàng chục cao ốc đua nhau “đu bám” dọc tuyến đường 2km
Vài năm trở lại đây, tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng, được ví là “con đường đau khổ” của người dân khi lưu thông qua đây. Dọc hai bên tuyến đường 2,7km này là hàng chục toà nhà cao ốc đua nhau mọc lên và không có dấu hiệu dừng lại, tạo áp lực ghê gớm lên hạ tầng giao thông ngày càng quá tải.
Đường Lê Văn Lương và Tố Hữu được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại, mặt cắt 40 m, 6 làn xe, bố trí dải phân cách và 2 bên vỉa hè 2 hàng điện cao áp, vỉa hè rộng 10 m. Năm 2010, tuyến đường đi vào hoạt động, được kỳ vọng sẽ mang lại bộ mặt mới cho giao thông đô thị, đồng thời góp phần giải toả một phần áp lực cho đường Nguyễn Trãi.
Điều 188 của luật đất đai 2013 quy định, để được chuyển nhượng, miếng đất đó phải thỏa điều kiện đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và đang trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, có thể khẳng định, giao dịch mua bán đất không có sổ đỏ thì không được coi là hợp pháp. Chính vì không được coi là hợp pháp nên các giao dịch này tiềm ẩn nhiều rủi ro mà không phải ai cũng biết trước được.
Dự án “đất vàng” Hồ Tây: Trước bị xử phạt, sau được miễn giấy phép xây dựng
Đầu năm 2019, dự án CapitaLand - Hiền Đức tại lô đất D7 thuộc phường Phú Thượng (Tây Hồ – Hà Nội) bị lập biên bản vi phạm xây dựng. Lúc đó, dự án đang thi công tầng 1 khu nhà phụ trợ mà không có giấy phép xây dựng. Thế nhưng, chưa đầy ba tháng sau, quận Tây Hồ lại ra văn bản nói khu vực đang xây dựng nằm trong diện được miễn giấy phép, nên dự án đang được rầm rộ triển khai.
Năm 2007, lô đất này được đấu giá để xây dựng công trình công cộng như khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, thương mại và văn phòng cho thuê... và Công ty cổ phần Hiền Đức Tây Hồ là đơn vị trúng đấu giá.