Trên toàn cầu, Hong Kong là địa điểm cư trú yêu thích thứ ba, xếp sau New York (Mỹ) và London (Anh), báo cáo cho biết. Altrata là một đơn vị theo dõi dữ liệu có trụ sở tại London, chuyên theo dõi biến động và tài sản của giới siêu giàu.
Báo cáo cho biết chỉ có khoảng 400.000 người trên tổng số gần 8 tỷ người trên toàn cầu được liệt kê thuộc nhóm siêu giàu. Báo cáo của Altrata được thực hiện dựa trên dữ liệu từ Wealth-X, tính toán số lượng cá nhân giàu có ở mỗi thành phố theo sự hiện diện của khu dân cư.
Hong Kong đã tích cực thu hút các công ty quốc tế và các nhà đầu tư giàu có với mục đích đảm bảo họ quay trở lại thành phố, khi nơi này tìm cách lấy lại vị thế là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á sau 3 năm khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 cũng như những bất ổn trong xã hội.
Thành phố đang đưa ra một loạt ưu đãi, chẳng hạn như hoàn trả thuế trước bạ mà những người không phải là người địa phương phải trả khi mua bất động sản dân cư ở Hong Kong, miễn là họ ở lại Hong Kong trong 7 năm và có hộ khẩu thường trú.
Các đặc quyền khác bao gồm thị thực có thời hạn hai năm mới cho những cá nhân có thể kiếm được từ 2,5 triệu HKD/năm (318.000 USD) và sinh viên tốt nghiệp trường thuộc danh sách top 100 trường đại học hàng đầu thế giới với ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong 5 năm trước đó.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã vượt qua Singapore để trở thành thành phố có mật độ giới siêu giàu nhiều thứ hai tại châu Á, đạt mức 8.923 người so với 7.471 người của Singapore. Trên toàn cầu, thủ đô của Trung Quốc xếp thứ 7, trong khi Singapore đứng ở vị trí thứ 8.
“Dấu chân của giới siêu giàu tại Bắc Kinh nói riêng và Trung Quốc nói chung đã tăng đều đặn trong những năm gần đây, phần lớn đến từ nhu cầu sở hữu bất động sản thứ hai, hay tại Trung Quốc là nhà ở thứ hai của một cá nhân”, báo cáo cho biết.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Tokyo “gần như chắc chắn” sẽ có tên trong số 5 thành phố hàng đầu trong danh sách, ngoại trừ “sự mập mờ của dữ liệu thị trường bất động sản Nhật Bản”.
Nhìn rộng ra, các thành phố của Mỹ thống trị top 20. Ngoài New York, các thành phố khác của Mỹ trong có tên top 10 là Los Angeles, Miami, San Francisco, Chicago và Washington.
Báo cáo cho biết: “Trung tâm tài chính của thị trường giàu có lớn nhất thế giới và nền kinh tế khu vực lớn nhất ở Mỹ, New York đứng đầu bảng xếp hạng, với tổng số người siêu giàu lên tới gần 22.000 cá nhân”.
Ở châu Âu, ngoài London, Paris cũng là thành phố lọt vào top 20, đứng ở vị trí thứ 13 với 5.235 người siêu giàu. “Đức, nơi có mật độ người siêu giàu sinh sống nhiều thứ 3 thế giới, không có đại diện thành phố nào trong top 25. Điều này phần lớn được giải thích là do nguồn tài sản tư nhân được phân bổ đồng đều hơn ở các trung tâm đô thị trong nước so với các nước khác”, nghiên cứu cho biết.
Về tỷ lệ người siêu giàu, Hong Kong xếp ở vị trí thứ 3 trên toàn cầu, với cứ 351 người dân Hong Kong thì lại có một người được xếp vào hàng ngũ giới siêu giàu. “Hong Kong bật trong số các thành phố hàng đầu trên toàn cầu, với cứ trung bình 351 cư dân thành phố thì có một người thuộc giới siêu giàu”, Altrata cho biết.
Monaco đứng đầu chỉ số này, khi trung bình cứ 39 người dân ở Monaco lại có một người thuộc vào hàng siêu giàu. Báo cáo đã trích dẫn những điểm hấp dẫn giới siêu giàu của công quốc nhỏ bé nhưng giàu có này như khí hậu và vị trí, mức thuế thấp và mức độ an ninh cao. “Nhu cầu về bất động sản vượt xa nguồn cung hạn chế ở Monaco, qua đó làm tăng thêm tính độc quyền của nó”, báo cáo cho biết.
-
2022 không phải là một năm dễ chịu với các triệu phú và tỷ phú trên thế giới, nhưng năm nay mọi chuyện có thể khác.
-
Căn hộ hàng hiệu phục vụ giới siêu giàu vẫn đắt khách
Thị trường nhà ở thế giới đang trải qua giai đoạn suy giảm do lo ngại về suy thoái kinh tế và lãi suất tăng cao. Nhưng phân khúc căn hộ hàng hiệu phục vụ giới siêu giàu vẫn đang hoạt động khá tốt.
-
Giới siêu giàu mạnh tay “bắt đáy” bất động sản
Theo báo cáo mới nhất của của Knight Frank, các cá nhân gàu có và các công ty đầu tư của họ đang rót hàng tỷ đô la vào lĩnh vực bất động sản.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.