Không nghiên cứu kỹ lưỡng
Người mua nhà có xu hướng bị thu hút bởi những mô tả hấp dẫn về giá cả, hình ảnh,… khi tìm mua nhà trên mạng. Điều này có thể khiến người mua sập bẫy của những kẻ lừa đảo nếu họ không tìm hiểu kỹ lưỡng.
Chẳng hạn, kẻ gian có thể đăng bán những ngôi nhà với mô tả ở vị trí đẹp, gần nhiều tiện ích, có giá cả hợp lý. Tuy nhiên, thực tế có thể sẽ không đúng với những gì được mô tả trên inter net.
Người mua nhà nên đặc biệt cảnh giác nếu họ nhìn thấy một ngôi nhà ở vị trí đẹp, nhưng lại có giá rẻ bất ngờ. Điều này cho thấy căn nhà đó có thể đang có vấn đề, chẳng hạn như vấn đề pháp lý hoặc một số vấn đề khác liên quan tới những người chủ cũ.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu thật kỹ, thậm chí là tìm hiểu thêm qua nhiều nguồn khác hoặc tới khảo sát thực tế là điều cần thiết khi tìm mua nhà thông qua các chuyên trang bất động sản hoặc mạng xã hội.
Mua một căn nhà nhưng không được xem xét kỹ từng ngóc ngách
Trong một báo cáo mới được công bố gần đây, CNBC chỉ ra rằng có khoảng 47% số người mua nhà trong 2 năm qua đã không thật sự được xem xét kỹ lưỡng về căng nhà trước khi xuống tiền để mua chúng.
Việc không được xem xét kỹ về ngôi nhà có thể gây ra rủi ro lớn. Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, hình thức tham qua nhà thông qua một số công cụ công nghệ hoặc các ứng dụng proptech (công nghệ bất động sản) đã nổi lên, cho phép người mua có thể nhìn những bức ảnh về ngôi nhà một cách chân thực nhất.
Tuy nhiên, điều này không đảm bảo việc người mua có thể tìm hiểu kỹ về từng ngóc ngách trong ngôi nhà, và có thể gây ra nhiều rủi ro về sau. Chẳng hạn, người mua nếu không được xem cụ thể về ngôi nhà có thể bỏ quên nhiều yếu tố, ví dụ như nấm mốc, chống thấm,… Điều này có thể khiến người mua tốn thêm những khoản chi phí đáng kể để bảo dưỡng và sửa chữa lại ngôi nhà trong tương lai.
Theo các chuyên gia, trước khi ký vào bất kỳ loại giấy tờ nào, người mua nên kiểm tra ngôi nhà thật kỹ để xem liệu có bộ phận nào trong căn nhà gặp sự cố hay không. Ngoài ra, người mua nhà cũng nên thuê những đơn vị kiểm tra/thẩm định tài sản uy tín để xác định giá trị phù hợp của căn nhà.
Bị lừa đảo trực tuyến
Rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến thông qua hình thức mua nhà trên internet.
Đơn cử, những kẻ gian có thể đăng tải hình ảnh về những căn nhà với những lời mô tả hấp dẫn, kích thích người mua có nhu cầu quan tâm tới căn nhà đó. Vì sức hấp dẫn của tài sản, những kẻ đó có thể yêu cầu người mua thanh toán một khoản phí nhất định để dẫn người mua tới xem trước hoặc để “giữ chỗ”, tránh việc bị những người mua khác chớp mất cơ hội.
Người mua có thể sập bẫy nếu thanh toán các khoản phí đó bởi những kẻ gian có thể sẽ chặn mọi liên lạc sau khi người mua chuyển tiền. Điều này đã xảy ra rất nhiều trong thực tế, song vẫn có nhiều người mắc bẫy do quá chú tâm tới những lời mô tả về ngôi nhà.
Đây chỉ là một trong rất nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến đã xảy ra khi người mua nhà tìm mua tài sản thông qua internet. Vì vậy, cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro khi tìm mua nhà trên mạng là nên tìm hiểu thật kỹ, tới kiểm tra nhà cụ thể và làm việc cùng các công ty môi giới/nhà môi giới uy tín.
-
Người mua nhà ngày càng quan tâm tới cảm xúc và trải nghiệm
Giai đoạn 2022 - 2023, những cơn gió ngược của thị trường nhà ở đã trở thành tiêu điểm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Lãi suất, lạm phát và bất ổn kinh tế đang ảnh hưởng đến doanh số và định giá nhà ở khắp mọi nơi. Nhưng nếu chỉ xét đến mặt giá trị mà quên đi cảm xúc cá nhân với căn nhà thì sẽ không đánh giá được hết nhu cầu của người mua nhà.
-
Mua nhà vẫn mang lại nhiều lợi ích tài chính hơn thuê nhà
Một phần lý do là giá trị tài sản ròng các chủ nhà sẽ tăng lên khi giá trị ngôi nhà tăng lên. Trên thực tế, giá trị nhà luôn tăng đáng kể tại hầu hết các quốc gia và thị trường khi xét trong bối cảnh dài hạn.
-
6 cách xác định nhu cầu mua nhà trong một khu vực nhất định
Mặc dù việc xác định nhu cầu của khách hàng (người thuê hoặc người mua) tiềm năng là một trong những bước quan trọng nhất trước khi đầu tư bất động sản, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa biết cách thực hiện.
-
Người trẻ mua nhà: Muốn “flex” bản thân hay thực sự cần nơi gọi là “nhà”
Người trẻ mua nhà thường nhận được sự ngưỡng mộ, sự thán phục, có chút ganh tị của người thân, bạn bè nên một bộ phận thế hệ Millennials-Z nhầm lẫn đó là “thành công”, nhưng ẩn sau đó là những câu chuyện dở khóc, dở cười....
-
Cọc 200 triệu đồng, chủ nhà bất ngờ “quay xe” không muốn bán
Đó là câu chuyện của Tuấn Anh (33 tuổi, Nghệ An) khi anh bị chủ nhà hủy hợp đồng mua bán nhà vì đất tăng giá.
-
Trắng tay vì mua căn hộ chưa đủ điều kiện bán
“Đầu tư phải có rủi ro, chứ đợi hình thành thì không còn lợi nhuận đâu” – Khánh Huyền (Quảng Nam) được nhân viên môi giới tư vấn tại một dự án chung cư.