Đó là câu chuyện của Tuấn Anh (33 tuổi, Nghệ An) khi anh bị chủ nhà hủy hợp đồng mua bán nhà vì đất tăng giá.

Tích góp được 2 tỉ đồng sau 8 năm làm việc tại thành phố, Tuấn Anh quyết định mua nhà để chuẩn bị kết hôn. Tìm hiểu suốt một tuần, anh cũng chốt được một căn nhà mặt đất xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An).

Ảnh minh họa.

Căn nhà rộng 52m2 giá 2,2 tỉ đồng nhưng có dấu hiệu xuống cấp. Vì làm việc trên thành phố, ít thời gian nên anh thương lượng với chủ nhà sửa sang rồi anh sẽ nhận nhà. Chủ nhà đồng ý và hai bên thống nhất, sau khi sửa xong, Tuấn Anh sẽ thanh toán toàn bộ chi phí cho chủ nhà. Để chắc chắn, Tuấn Anh cọc thêm 200 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau 4 tháng sửa chữa chủ nhà bất ngờ thông báo với Tuấn Anh sẽ không bán nhà nữa. Hỏi về nguyên nhân, chủ nhà giải thích đất khu vực này đã tăng giá cách đây một tháng trước do sắp tới sẽ mở đường. Hiện tại vẫn tiếp tục tăng mạnh, căn nhà anh mua cũng vì thế mà tăng theo. Chỉ trong 4 tháng kể từ ngày ký hợp đồng, căn nhà đã tăng lên 2,8 tỉ đồng.

‏Tuấn Anh cho hay chủ nhà đã đề nghị anh trả thêm tiền nếu không thì sẽ đơn phương hủy hợp đồng. Dù chủ nhà nói là sẽ hoàn lại tiền cọc, nhưng Tuấn Anh không chấp nhận. Anh cho rằng số tiền cọc chỉ là một phần nhỏ so với khoản tiền căn nhà tăng giá.

Sau một khoảng thời gian thương lượng, Tuấn Anh và chủ nhà vẫn không đưa ra được thỏa thuận cuối cùng nên anh quyết định viết đơn ra tòa. Tuy nhiên, đến hiện tại anh vẫn chưa được đền bù thỏa đáng.

Theo Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Dựa vào căn cứ pháp lý trên, có thể nhận định việc đơn phương hủy hợp đồng của chủ nhà là không có căn cứ vì Tuấn Anh không vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng (trừ khi trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận về căn cứ khác để hủy hợp đồng).

Vì thế, nếu anh đơn phương hủy hợp đồng thì chủ nhà sẽ là bên vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể, chủ nhà sẽ phải trả lại số tiền cọc đã nhận từ Tuấn Anh và một khoản tiền tương đương khoản tiền phạt cọc theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015.

Trong đó quy định: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Chủ đề: Rủi ro khi mua nhà,
  • Tòa hủy hợp đồng mua bán nhà

    Tòa hủy hợp đồng mua bán nhà

    TAND thị xã La Gi (Bình Thuận) vừa xử sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phan Dạ Thảo, hủy hợp đồng công chứng việc mua bán nhà giữa vợ chồng ông Hồ Quốc Hùng và bà Nguyễn Thị Khánh Ly vì vô hiệu.

  • Tôi có được hủy hợp đồng?

    Tôi có được hủy hợp đồng?

    Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung: Tôi có thuê mặt bằng kinh doanh từ năm ngoái với hợp đồng thời hạn 1 năm (từ 28/06/2009 đến 28/06/2010), đặt cọc 3 tháng là 21 triệu nhưng hợp đồng không có công chứng.

Bảo Minh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Người trẻ mua nhà: Muốn “flex” bản thân hay thực sự cần nơi gọi là “nhà”

    Người trẻ mua nhà: Muốn “flex” bản thân hay thực sự cần nơi gọi là “nhà”

    Người trẻ mua nhà thường nhận được sự ngưỡng mộ, sự thán phục, có chút ganh tị của người thân, bạn bè nên một bộ phận thế hệ Millennials-Z nhầm lẫn đó là “thành công”, nhưng ẩn sau đó là những câu chuyện dở khóc, dở cười....

  • Những rủi ro khi mua nhà online

    Những rủi ro khi mua nhà online

    Việc tìm mua nhà thông qua các chuyên trang bất động sản hay mạng xã hội hiện đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nếu người mua không cẩn thận, đây có thể là nơi để nhiều kẻ gian lợi dụng kẽ hở nhằm mục đích lừa đảo....

  • Trắng tay vì mua căn hộ chưa đủ điều kiện bán

    Trắng tay vì mua căn hộ chưa đủ điều kiện bán

    “Đầu tư phải có rủi ro, chứ đợi hình thành thì không còn lợi nhuận đâu” – Khánh Huyền (Quảng Nam) được nhân viên môi giới tư vấn tại một dự án chung cư.

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.