Sở hữu bất động sản là cách quan trọng nhất để xây dựng sự giàu có của hộ gia đình. Ngay cả trước khi bùng nổ nhà ở thời đại dịch bắt đầu vào năm 2020, chủ sở hữu nhà trung bình có tài sản hộ gia đình nhiều hơn so với người thuê nhà.
Con số này là 40% tại Mỹ, theo Khảo sát Tài chính Tiêu dùng Mỹ công bố vào năm 2019. Từ năm 2016 đến năm 2019, sự giàu có về nhà ở là yếu tố đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng giá trị ròng ở tất cả các nhóm thu nhập của quốc gia này.
Mặc dù một ngôi nhà thường là khoản đầu tư lớn nhất đối với hầu hết các hộ gia đình, nhưng các yếu tố mang tính cá nhân và cảm xúc cũng thúc đẩy họ mua nhà nhiều không kém.
Ngôi nhà và Tổ ấm
Một ví dụ về sức mạnh của yếu tố cảm xúc là khi nhiều người quyết định rời khỏi các trung tâm đô thị trong thời kỳ đại dịch. Theo nghiên cứu nhân khẩu học tại Mỹ do tổ chức Stateline thực hiện, từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021, số người rời khỏi các khu vực đông dân cư đã tăng gần 20%. Trong năm sau đó, con số này trở lại mức trước đại dịch.
Tuy nhiên, đối với các nhà kinh tế và chuyên gia tài chính, một ngôi nhà chỉ là tài sản với các đặc điểm vật lý cụ thể và thường là nơi sinh sống của một nhóm người có liên quan. Tuy nhiên, sự mô tả hạn hẹp này đã bỏ sót sức mạnh cảm xúc lâu dài của một tổ ấm.
Xét cho cùng, con người luôn cần một căn nhà để sinh sống ổn định. Họ tìm kiếm sự thoải mái và an toàn bằng cách thiết lập các ranh giới rõ ràng xung quanh các không gian xác định và sống gần với những người mà họ tin tưởng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi 9 trong 10 người Mỹ tin rằng việc sở hữu một ngôi nhà là một phần không thể thiếu trong Giấc mơ Mỹ.
Sự hội tụ của lợi ích tài chính và cảm xúc đảm bảo rằng thị trường nhà ở có thể hồi phục sau đợt sụt giảm hiện nay. Hơn thế nữa, nhu cầu bị dồn nén cuối cùng sẽ thúc đẩy nhu cầu tăng lên khi lãi suất dần dần ổn định và quá trình chuyển giao tài sản giữa csc thế hệ tiếp tục diễn ra nhanh chóng.
Căn nhà thời hậu Covid
Sau đại dịch và đối mặt với tình trạng bất ổn về kinh tế và địa chính trị đang diễn ra, các khái niệm về “ngôi nhà” và một cộng đồng an toàn và đáng tin cậy đã trở nên có tiếng vang hơn bao giờ hết.
Một cuộc khảo sát năm 2022 của nghiên cứu Peerage Realty Partners 2022 cho thấy hơn 75% số người được hỏi cảm thấy rằng việc sở hữu một ngôi nhà thậm chí còn quan trọng hơn đối với họ sau cuộc khủng hoảng sức khỏe. Sự thoải mái mà một ngôi nhà mang lại và mức độ an toàn trong cộng đồng trở thành những ưu tiên hàng đầu.
Tư duy này cũng được phản ánh qua thực tế là thời gian cư trú trong một ngôi nhà đang kéo dài hơn. Hiện nay, con số trung bình tại Mỹ là hơn 13 năm so với 5 đến 7 năm từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 2000.
Tất nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mọi suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ kéo theo những thay đổi về cơ cấu của thị trường nhà ở khi quá trình phục hồi bắt đầu.
Các vấn đề ảnh hưởng đến quyền sở hữu nhà và gây ra những tác động về mặt cảm xúc với căn nhà cũng sẽ tiếp tục nổi lên. Ví dụ, việc phát triển và xây dựng các khu dân cư sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng nhà ở đô thị, giá cả phải chăng, cũng như chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu rộng hơn. Điều này khiến các tiêu chí xây dựng nhà ở cũng thay đổi theo, bao gồm đáp ứng xu hướng sống xanh và bền vững, phát triển nhà ở tại các vùng ven đô, và ứng dụng công nghệ trong quản lý vận hành nhà ở.
Áp lực thay đổi trên mang ý nghĩa tích cực đối với người mua và người bán trong trung và dài hạn. Nó cho phép các nhà phát triển và các đại lý môi giới cung cấp dịch vụ và dữ liệu tùy chỉnh tốt hơn cho cả hai bên mua và bán trong một giao dịch nhà ở, đồng thời thúc đẩy việc bán hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. Nó cũng mang lại cho khách hàng một ngôi nhà đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về mặt giá trị vật lý và cảm xúc cá nhân, để họ gắn bó với tổ ấm của mình lâu dài hơn.
-
Người mua nhà châu Á tiếp tục khó khăn vì chênh lệch giá nhà và thu nhập
Bất chấp sự cải thiện tại một số thị trường, người mua nhà tại khu vực này vẫn phải đối mặt với những áp lực rất lớn về khả năng chi trả nhà ở.
-
Thấy chung cư tăng giá, vội bán nhanh để kiếm lời, 9X Thanh Hoá nhận cái kết đắng
Thời gian gần đây, nguồn cung khan hiếm kéo dài khiến giá chung cư Hà Nội được đẩy cao bất thường. Thậm chí, nhiều căn chung cư cũ tăng gấp đôi gấp ba lần thời điểm mua. Trước tình hình này, nhiều người nhanh chóng chớp cơ hội bán nhanh để kiếm lời, ...
-
Vợ chồng 9X nhận nhiều bài học nhớ đời khi không có kinh nghiệm vẫn thích đi "buôn" đất
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhưng vợ chồng chị Nguyễn Hằng (1990, Hà Nam) đã đúc kết được nhiều bài học “xương máu” sau 3 lần mua đất.
-
Bài học nhớ đời khi mua dự án chậm tiến độ
Trước khi có được căn hộ hiện tại, vợ chồng chị Nguyễn Hương (34 tuổi, Thanh Hóa) phải trải qua hai lần mua nhà với bài học nhớ đời.