Hiện nay, Apple đang chào bán một lượng trái phiếu khổng lồ tương đương 17 tỷ USD để trang trải cổ tức cho các cổ đông Apple dự kiến lên đến 100 tỷ USD.

Ngày 30/4, Apple đã chào bán lượng trái phiếu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo kế hoạch, Apple phát hành 14 tỷ trái phiếu lãi suất cố định và 3 tỷ USD chứng chỉ lãi suất thả nổi với các thời hạn từ 3 đến 30 năm. Theo các chuyên gia đánh giá, sự suy giảm cổ phiếu của Apple trong thời gian gần đây vẫn không làm nản lòng các nhà đầu tư, nhu cầu trên thị trường đang “rất khát” trái phiếu Apple vì thế khi việc Apple chào bán trái phiếu đã được đủ mọi thành phần người mua trên thị trường quan tâm.

Hiện nay, phần lớn trái phiếu chính phủ Mỹ có mức lợi tức rất thấp, dưới 1%/năm. Vì thế các công ty dễ dàng phát hành trái phiếu để vay tiền với lãi suất bình quân là 3,15%/năm. Ngay sau khi CEO Tim Cook công bố kế hoạch phát hành trái phiếu, cổ phiếu của Apple đã tăng 9% tương đương 442,78USD.

Mặc dù Apple đang có một lượng tiền mặt khổng lồ lên đến 145 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán, nhưng Apple vẫn không chi trả cổ tức cho cổ đông, số lượng tiền mặt này có được do tích lũy từ nhiều năm nay.

Trước kia cổ đông Apple khá hài lòng với tốc độ tăng trưởng mạnh của Apple cũng như các khoản lợi nhuận mà Apple kiếm được. Nhưng gần đây cổ phiếu Apple liên tục xuống dốc, doanh số bán iPhone trì trệ…việc này đã khiến cổ đông thúc ép Apple cần đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiệt hại cho cổ đông.

Theo đó, CEO Tim Cook cho biết từ nay đến năm 2015, Apple sẽ chia lại cổ tức và hoàn vốn cho cổ đông lên đến 100 tỷ USD. Nhưng do lượng tiền mặt của Apple chủ yếu ở nước ngoài vì thế nếu rút về một lượng lớn tiền mặt Apple sẽ phải đóng thuế khá lớn, ước tính lên đến 9 tỷ USD.

Chính vì thế Tim Coock chọn biện pháp ít tốn kém hơn là vay tiền với mức lãi suất rẻ để trả cho cổ đông. Lựa chọn mức vay thấp này Apple vừa giải quyết được sức ép từ các cổ đông, đồng thời việc sử dụng lượng tiền vay này thay vì sử dụng tiền mặt tại quỹ sẽ giúp Apple tiết kiệm được khoảng 100 triệu USD mỗi năm, vì quá trình hạch toán lợi nhuận, khoản lãi vay sẽ được tính vào chi phí hoạt động, giúp Apple giảm thu nhập chịu thuế, qua đó giảm số tiền thuế phải nộp. Trong khi đó nếu Apple sử dụng vốn tự có sẽ không được giảm trừ.

Apple là một trong những tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới rất thành thạo trong việc né thuế, họ thường thành lập những công ty con ở những nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0. Ngoài ra các sản phẩm của Apple chủ yếu là các sản phẩm vô hình như bài hát, game, ứng dụng...vì thế Apple có thể công khai bán nó ở bất kỳ nơi nào mà có thế thu nhập doanh nghiệp thấp mà cơ quan thuế cho dù biết cũng đành bó tay.

Tuy nhiên, hai hãng đánh giá tín dụng lớn là Moody và Standard& Poor cho rằng, vay nợ không phải là cách giải quyết tốt nhất của Apple vì Apple dễ bị tác động khi xu hướng tiêu dùng đang thay đổi. Chưa có bất cứ đợt đánh giá nào về việc cháo bán trái phiếu được công bố này nhưng có lẽ tỷ phú giàu nhất nước Nga là Anisher Usmanov là người hài lòng nhất vì ông đã đầu tư 100 triệu USD vào cổ phiếu Apple khi cổ phiếu này rớt giá mạnh trong những ngày vừa qua.

Gia Bảo
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.