CafeLand - Theo một nghiên cứu mới đây của CBRE, thị trường bán lẻ Châu Á Thái Bình Dương hoạt động cầm chừng trong quý 2, ngoại trừ Tokyo là khu vực đạt tăng trưởng cao nhất.

Theo CBRE, mức tăng trưởng của Tokyo đã nâng mức tăng trưởng của toàn bộ thị trường khu vực quý 2/2015 lên 0,6% so với quý trước và nếu bỏ Tokyo khỏi danh sách thì tăng trưởng bán lẻ khu vực sẽ giảm 0,5%.

Thị trường bán lẻ Tokyo tăng trưởng cao hơn so với mặt bằng khu vực

Ông Henry Chin, Trưởng bộ phận nghiên cứu của CBRE khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết, quý 2, ngoài sức tăng trưởng khá tốt của 2 thị trường Nhật Bản và Australia thì toàn bộ thị trường bán lẻ trong khu vực đều bị chững lại, nguyên nhân là nhu cầu tiêu dùng của nhóm Greater China giảm sút (Greater China bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan). Đặc biệt dịch Mers vừa qua đã khiến lượng khách du lịch đến Hàn Quốc sụt giảm và tác động xấu đến ngành bán lẻ của nước này. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản lại ghi nhận lượng khách Trung Quốc tăng nhanh.

Trong quý 2, các thương hiệu bán lẻ đã tiếp cận thị trường một cách thận trọng hơn, họ xem xét kĩ đến những yếu tố chi phí và hiệu quả kinh doanh, khả năng kết nối với các khu vực xung quanh. Ngoài ra, các thương hiệu cũng áp dụng các chiến lược thuê mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn tại Nhật Bản, có nhiều cửa hàng trang sức được mở trong các tiệm cafe hoặc tại các Vip Lounge (khu vực phòng chờ dành cho những người giàu có tại các khách sạn, sân bay…)

Nhu cầu mua sắm tại thị trường Nhật đang tăng lên, đặc biệt là từ khách du lịch Trung Quốc, nhiều thương hiệu đã nắm bắt xu hướng này và mở rộng quy mô, mang lại trải nghiệm mua sắm mới cho khách hàng.

Tầng lớp trung lưu tăng nhanh và tốc độ đô thị hóa là 2 yếu tố khiến thị trường Châu Á Thái Bình Dương hấp dẫn các nhà đầu tư bán lẻ. Theo CBRE, thời gian tới sẽ có nhiều hơn các thương hiệu bán lẻ xuất hiện tại đây, người thuê vẫn có ưu thế để thương lượng giá cả, tuy nhiên họ sẽ chọn chiến lược thuê với hợp đồng dài hạn và chưa vội tìm mặt bằng mới.

Ngoài Tokyo, các thị trường như Manila, Auckland và Sydney cũng chứng kiến nhiều thương hiệu mới đang tập hợp về đây. Tuy nhiên, lượng mặt bằng tại các khu vực trung tâm thì lại đang ít dần.

Dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch là phân khúc kinh doanh ẩm thực (F&B), gồm chủ yếu là các công ty đến từ Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra, các thương hiệu kinh doanh kết hợp thời trang, thể thao và chăm sóc da cũng đang phát triển.

D.H
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: ban le, CBRE, Tokyo