Báo cáo nhấn mạnh rằng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng xây dựng toàn cầu, một phần nhờ đầu tư trong nước vào cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo và sản xuất.
Theo Linesight, việc gia tăng thương mại điện tử, mở rộng 5G và áp dụng rộng rãi điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) đang thúc đẩy tăng trưởng trong thị trường bất động sản trung tâm dữ liệu ở APAC.
Linesight kỳ vọng khu vực này sẽ trở thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn và pin trong tương lai, với công suất sản xuất pin của khu vực sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Với việc gia tăng sử dụng xe điện tại các thị trường lớn, APAC cũng được dự kiến sẽ thống trị chuỗi cung ứng xe điện.
Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh tình trạng thiếu nhân lực có tay nghề cao là một vấn đề đau đầu đối với các dự án trên toàn khu vực. Nhưng mức độ và tính chất của tình trạng thiếu lao động sẽ khác biệt giữa các quốc gia. Ở các nước phát triển, tình trạng thiếu lao động trầm trọng là do những yếu tố nhân khẩu học như dân số già; trong khi ở các thị trường mới nổi, lao động tay nghề thấp rất dồi dào nhưng lao động tay nghề cao lại thiếu.
John Butler, Giám đốc điều hành của Linesight tại khu vực APAC, cho biết thêm: “Trước nhu cầu mạnh mẽ và tình trạng thiếu lao động dai dẳng, việc tuyển dụng, đào tạo và áp dụng rộng rãi các phương pháp triển khai dự án hiệu quả hơn sẽ rất cần thiết để phát huy tiềm năng xây dựng của APAC và hỗ trợ quá trình chuyển đổi trên toàn cầu để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.”
Với dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không tăng lãi suất thêm nữa trong năm 2024, Linesight kỳ vọng điều kiện thanh khoản trong ngành xây dựng sẽ được cải thiện.
Công ty này lưu ý rằng việc nới lỏng và thắt chặt chính sách tiền tệ đã giúp kiềm chế lạm phát ở nhiều quốc gia tại APAC. Nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực đã áp dụng các quan điểm chính sách tiền tệ hạn chế hơn để duy trì sự ổn định về giá.
“Lãi suất tăng cao đã tạo ra những khó khăn cho việc xây dựng dự án mới với chi phí tài chính tăng cao và ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của nhà thầu. Tuy nhiên, khi lạm phát hạ nhiệt, lãi suất dự kiến sẽ giảm trong những quý tới”.
Nhìn về tương lai, Linesight cho biết: “Lạm phát xây dựng ở các nước APAC được dự đoán sẽ giảm tốc vào năm 2024, được hỗ trợ bởi giá nguyên liệu giảm. Tuy nhiên, chi phí lao động có thể vẫn là một thách thức ảnh hưởng đến chi phí và tiến độ dự án”.
-
Những xu hướng định hình lại ngành xây dựng tại châu Á
Tương lai của thị trường xây dựng châu Á đang chứng kiến một số xu hướng khác nhau, được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi trong sở thích của người mua nhà. Những xu hướng này đang định hình lại ngành xây dựng và bối cảnh đầu tư bất động sản của khu vực.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.