Nghiên cứu mới nhất của công ty tư vấn bất động sản JLL chỉ ra rằng các văn phòng sẽ trở nên quan trọng hơn trước đây vì chúng sẽ trở thành trung tâm của hệ sinh thái làm việc của các doanh nghiệp. Đồng thời, một văn phòng chuyên nghiệp và hiện đại sẽ vẫn là chiến lược quan trọng để thu hút nhân tài tương lai cũng như người lao động hiện tại, vốn đang ưu tiên cân bằng cuộc sống và công việc hơn cả chế độ lương thưởng.
Các nhận định của JLL được thực hiện dựa trên kết quả của ba cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 4 năm 2020, tháng 10 năm 2020 và tháng 3 năm 2021. Đối tượng khảo sát là nhân viên tại các công ty có quy mô nhân sự từ 100 người trở lên trải dài trên mọi lĩnh vực tại 10 quốc gia. Họ trả lời một bảng hỏi về cảm nhận khi làm việc từ xa và tác động của mô hình này tới các ưu tiên trong công việc, hiệu suất lao động và hạnh phúc.
Thứ nhất, làm việc từ xa đang ngày càng khiến người lao động mệt mỏi và kiệt sức. Số lượng người muốn trở lại văn phòng làm việc đang tăng lên. Họ khao khát giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp và cảm thấy nhớ những thay đổi của khung cảnh khi làm việc tại văn phòng.
Điều này đã dẫn đến việc tăng số ngày lý tưởng mà nhân viên muốn làm việc tại văn phòng. Tại Singapore, con số này là từ 1,7 ngày trong cuộc khảo sát tháng 10 năm 2020 lên 2,3 ngày trong cuộc khảo sát tháng 3 năm 2021. Đồng thời, số ngày lý tưởng mà nhân viên tại Singapore muốn làm việc tại nhà đã giảm xuống còn 2 ngày trong cuộc khảo sát tháng 3 năm 2021, thay vì 2,4 ngày trong cuộc khảo sát tháng 10 năm 2020.
Thứ hai, các văn phòng phục vụ những mục đích trong tương lai. Mọi nhân viên đều đang yêu cầu cao hơn về những gì văn phòng sẽ cung cấp cho họ trong tương lai. Tỷ lệ người được hỏi hài lòng với văn phòng hiện tại của họ đã giảm đáng kể, từ 60% vào tháng 4 năm 2020 xuống còn 45% vào tháng 3 năm 2021. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy các văn phòng cần được thiết kế lại theo chiều sâu để đáp ứng những kỳ vọng mới của nhân viên.
Để đạt được mục tiêu này, các văn phòng trong tương lai sẽ phải giàu tính nhân đạo hơn và đặt sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên lên hàng đầu. Văn phòng cũng đồng thời phải có khả năng thay đổi và thích ứng với các cuộc khủng hoảng trong tương lai, ví dụ như cho phép tùy chọn thời gian làm việc từ xa, sử dụng các tương tác và công nghệ kỹ thuật số, và có không gian riêng tư với mật độ người thấp hơn thay vì sử dụng bàn làm việc chung.
Cuối cùng, công việc linh hoạt sẽ trở thành xu hướng chủ đạo tại các văn phòng trong tương lai. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là phương châm mới của nhiều nhân viên được khảo sát, vượt qua cả chế độ lương thưởng. Theo JLL, mong muốn có một công việc linh hoạt đã tăng lên đáng kể, với 9/10 người được hỏi nhận thấy đây là một lựa chọn hấp dẫn, tăng từ 8/10 vào tháng 10 năm 2020.
Nghiên cứu của JLL cũng chỉ ra rằng các làm việc từ xa đang gây ra những tổn hại nặng nề về mặt xã hội và tinh thần của người lao động. Nhiều người phải vật lộn để có sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống, và giải quyết những vấn đề về mặt tinh thần.
Đặc biệt, cha mẹ trẻ (những người có con từ 12 tuổi trở xuống), những người từ 25 đến 35 tuổi và người giữ vai trò chăm sóc (bao gồm những người lao động sống với một thành viên lớn tuổi trong gia đình) có nguy cơ gặp phải những vấn đề trên cao nhất.
Văn phòng, do đó, dường như là một công cụ để cân bằng cuộc sống của người lao động, mang lại những tương tác xã hội đa dạng và quan trọng nhất đối với những người chăm sóc, cũng như cơ hội học tập và hỗ trợ quản lý cho những người trẻ tuổi.
Môi trường văn phòng cũng tái tạo một cuộc sống làm việc cân bằng hơn gắn với những thói quen lành mạnh, với các cơ hội giao lưu, thời gian nghỉ ngơi và giờ làm việc được xác định rõ ràng hơn, điều mà người lao động đang rất thiếu vào lúc này do các đợt phong tỏa và giãn cách xã hội.
Vì vậy, người lao động sẽ quay trở lại và coi văn phòng là nơi làm việc chính, nhưng với điều kiện văn phòng phải tự nâng cấp để đáp ứng các ưu tiên mới của họ.
-
Lĩnh vực văn phòng được dự báo sẽ thống trị thị trường bất động sản trong năm 2022
CafeLand - Các công ty công nghệ sẽ thống trị hoạt động cho thuê, còn văn phòng sẽ là loại hình bất động sản được đầu tư phổ biến nhất trong năm 2022.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...