Các khách thuê đang sẵn sàng trả giá thuê cao hơn đối với các tòa nhà có chứng chỉ xanh. Do đó, việc cải thiện và nâng cấp các tòa nhà cũ chưa có chứng nhận xanh là thiết yếu nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Ảnh minh hoạ

Báo cáo Tổng quan Thị trường mới đây của Savills Việt Nam cho biết, đến cuối năm 2025, Hà Nội dự kiến sẽ cung cấp 68.400m2 diện tích văn phòng xanh.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho biết, sự dịch chuyển mạnh mẽ về nhu cầu khách thuê đã phần nào đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa các tòa nhà, tạo ra áp lực về giá thuê cho các tòa nhà cũ, không đáp ứng được tiêu chí về môi trường.

“Việc xanh hóa các tòa nhà văn phòng gần như đã trở thành yêu cầu thiết yếu, khiến các chủ đầu tư cần có sự chuẩn bị kỹ càng để thích ứng và tìm kiếm mặt bằng phù hợp với chiến lược mở rộng của khách thuê cũng như các cam kết ESG đã đề ra”, bà Minh nhận định.

Thống kê của Savills Impacts công bố năm 2022 cho thấy, chỉ khoảng 22% toà nhà văn phòng trên thế giới đạt chứng chỉ xanh quốc tế với các hệ thống chứng chỉ khác nhau như LEED, BREEAM hay WELL, con số này tại Los Angeles là 15%. Để một toà nhà xanh được hoàn thiện không chỉ đơn thuần yêu cầu về diện tích hay độ phủ thiên nhiên, mà cũng đòi hỏi áp dụng những công nghệ trong khâu vận hành nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực ra ngoài môi trường.

Trong hệ thống LEED, chứng chỉ LEED Platinum là phân hạng cao nhất, theo sau bởi LEED Gold, LEED Silver và tiêu chuẩn căn bản LEED. Tính đến hết năm 2023, Hà Nội chỉ ghi nhận 4 dự án văn phòng đáp ứng theo tiêu chuẩn khắt khe của LEED.

Lợi thế của dự án LEED Platinum

Theo chuyên gia Savills, những ưu điểm về vị trí liên kết vùng, sự thuận tiện trong việc di chuyển, và tính đổi mới sáng tạo (innovation) là vài trong số các điểm giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp dự án đạt được phân hạng “khó tính” nhất của chứng chỉ quốc tế LEED.

Thêm vào đó, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo AI vào các hệ thống Access Control, Car Parking, CCTV cũng là những ưu điểm hiếm hoi ít dự án LEED nào tại Việt Nam sở hữu.

Đặc biệt, trọng tâm của chứng chỉ LEED Platinum còn nằm ở việc tạo ra môi trường làm việc khỏe mạnh dành cho khách thuê và nhân viên.

Bà Minh cho rằng, số lượng công trình xanh tại Việt Nam chưa xứng đáng với tiềm năng. Việc xin chứng nhận xanh quốc tế như LEED, đặc biệt LEED Platinum cũng hoàn toàn không đơn giản.

Hiện nay, toàn quốc chỉ có khoảng 233 công trình được nhận chứng chỉ xanh cho đến nay. Đây là con số khiêm tốn so với số lượng những dự án được xây dựng trong suốt thập niên vừa qua. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiện nay các chủ đầu tư đã bắt đầu có những động thái chủ động hơn trong việc phát triển các dự án xanh. Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, từ nay đến 2024 sẽ có thêm khoảng 6 dự án văn phòng được nhận chứng chỉ xanh. Việc sử dụng vật liệu cải tiến, thân thiện với môi trường, xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng được đánh giá là phù hợp với xu thế của thế giới.

Trước xu hướng chủ đạo của bất động sản toàn cầu chú trọng yếu tố xanh, bền vững, chuyên gia Savills cho rằng, thị trường Việt Nam cần chủ động hơn trong phát triển công trình xanh để giữ sức hút và đạt mục tiêu trong cuộc đua giảm phát thải toàn cầu.

  • Thị trường văn phòng toàn cầu lao đao

    Thị trường văn phòng toàn cầu lao đao

    Hàng loạt doanh nghiệp thu hẹp quy mô khi kinh tế khó khăn và người lao động chuyển sang làm việc linh hoạt khiến bất động sản văn phòng tại nhiều thành phố cửa ngõ trên thế giới, từng được coi là một trong những tài sản đầu tư tốt nhất, đối mặt với một tương lai xám xịt.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.