Diện tích giảm nhưng “cá tính” tăng
Thách thức đầu tiên của các công ty là phải thúc đẩy nhân viên quay lại các địa điểm việc làm. Họ có thể phải làm cho văn phòng trở nên thú vị hơn, có tính cộng đồng và kết nối hơn nhưng vẫn phải đảm bảo sự yên tĩnh để nhân viên tập trung làm việc. Trong khi đó, do không phải lúc nào 100% nhân viên cũng có mặt tại nơi làm việc, diện tích các văn phòng có thể giảm đi so với trước đại dịch.
Trụ sở lớn có thể trở thành quá khứ
Các trụ sở công ty siêu lớn sẽ biến mất để nhường chỗ cho các văn phòng vệ tinh phân tán ở nhiều nơi, tạo điều kiện thuận tiện hơn cho việc đi lại của nhân viên. Điều này cũng giúp hạn chế tiếp xúc và phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 khi có quá nhiều người tập trung tại một địa điểm. Nhiều văn phòng sẽ được tái cấu trúc để thu hút nhân viên đến làm việc trong vài ngày một tuần hoặc nhiều hơn.
Linh hoạt thuê và cho thuê
Trong năm nay, các giám đốc tài chính có thể xem xét lại chi phí cho việc thuê văn phòng và các tài sản cố định phục vụ công việc của nhân viên. Họ sẽ đàm phán lại giá thuê để tạo ra sự linh hoạt khi cần mở rộng hoặc thu hẹp diện tích văn phòng, nếu các làn sóng lây nhiễm Covid-19 tiếp tục quay lại. Trong tình huống này, các không gian co-working và văn phòng linh hoạt có lợi thế hơn rất nhiều so với văn phòng truyền thống.
Một xu hướng khác là các công ty có trụ sở lớn có thể cho thuê lại diện tích văn phòng không sử dụng để gia tăng nguồn thu, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp khó khăn và phải sa thải hoặc cho phép nhân viên làm việc tại nhà.
Thị trường có lợi cho khách thuê
Do không có nhiều khách thuê cạnh tranh ở thời điểm hiện tại, chủ các văn phòng có thể đưa ra các hợp đồng thuê và điều kiện linh hoạt hơn so với thông thường. Vì vậy, đây là cơ hội để các khách thuê xem xét hợp đồng và đề nghị được cung cấp nhiều ưu đãi đa dạng dưới hình thức giảm tiền thuê hoặc bổ sung tiện ích trong văn phòng.
-
Chủ các tòa nhà văn phòng cung cấp dịch vụ khách sạn 5* để thu hút người thuê
Một trong những chủ sở hữu văn phòng lớn nhất châu Âu cho rằng họ đã tìm ra một giải pháp cho sự tồn tại của không gian làm việc sau đại dịch: cung cấp nhiều đặc quyền hơn cho khách thuê.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...