Thông tin trên được đưa ra trong dự báo về thị trường văn phòng TP.HCM và Hà Nội 2025-2029 của Cushman & Wakefield. Theo báo cáo quý 3/2024 của đơn vị này, tổng nguồn cung văn phòng Hạng A và Hạng B của Hà Nội và TP. HCM lần lượt đạt 1,7 triệu m2 và 1,6 triệu m2 sàn.
Trong năm 2024, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận 117.500 m2 nguồn cung mới từ năm tòa nhà hạng A, trong đó có ba dự án thuộc khu vực trung tâm.
“Trước những thách thức kinh tế khiến cho nhu cầu thuê chậm lại và lượng nguồn cung mới từ các quận ngoài khu vực trung tâm, các doanh nghiệp có thể sẽ vẫn thận trọng trong việc đưa ra mức giá thuê và điều chỉnh giá trong suốt năm 2024”, bà Trang Bùi, Tổng Giám Đốc, Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết.
Các ngành sản xuất, công nghệ thông tin (IT), bán lẻ và chăm sóc sức khỏe là những ngành hấp thụ văn phòng mạnh mẽ. Trong năm 2024, hoạt động mở rộng và dịch chuyển diễn ra sôi động nhất tại các tòa nhà hạng A, điều này cho thấy nguồn cung mới có vai trò thúc đẩy nhu cầu tại Việt Nam.
Giá thuê văn phòng TP.HCM được dự báo sẽ tăng mạnh 5% trong năm 2025.
Năm 2025, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận thêm 165.000 m2 nguồn cung mới từ hai dự án ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Tỷ lệ hấp thụ thuần văn phòng hạng A trên toàn thành phố dự báo sẽ duy trì sự ổn định trong năm tới.
Từ năm 2024 đến 2029, giá thuê trung bình tại TP.HCM dự báo sẽ duy trì ổn định, với mức thay đổi dưới 1% mỗi năm, ngoại trừ năm 2025 có dự báo tăng cao hơn.
Tăng trưởng giá thuê dự báo tăng mạnh 5% trong năm 2025, nhưng xu hướng tăng sẽ có chiều hướng ổn định hơn với khoảng 0,4%–0,5% từ năm 2026 khi nguồn cung mới ngoài trung tâm được hoàn thành. Từ năm 2026 trở đi, thị trường dự kiến sẽ có khoảng 85.000 m2 nguồn cung mới mỗi năm. Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng tiếp tục trở nên nổi bật hơn như những trung tâm văn phòng mới.
Với nguồn cung mới gia tăng liên tục, tỷ lệ trống dự kiến sẽ duy trì ở mức cao, có thể vượt qua 24%.
Tại Hà Nội, năm 2024 ghi nhận gần 35.000 m2 nguồn cung văn phòng mới từ hai dự án ngoài trung tâm và phía Tây. Giá thuê dự kiến tăng nhẹ 0,2%, đạt trung bình 32 USD/m2/tháng vào cuối năm.
Bà Trang Bùi cho biết, các chủ nhà sẵn sàng đàm phán giá cả và ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng lấp đầy không gian trống và tạo điều kiện thuận lợi để cho thuê các khu vực còn lại.
Tỷ lệ hấp thụ thuần văn phòng tính đến cuối năm 2024 dự kiến đạt khoảng 40.400 m2, chủ yếu được thúc đẩy bởi các tập đoàn thường xuyên có nhu cầu thuê lượng văn phòng lớn, đang tận dụng thời cơ trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, nhằm hưởng lợi từ lợi thế đàm phán tốt hơn và các ưu đãi hấp dẫn hơn.
Năm 2025, Hà Nội dự kiến sẽ chào đón 24.500 m2 nguồn cung mới. Giá thuê kỳ vọng sẽ tăng khoảng 1,7% đến 2,2% trong giai đoạn 2025–2026, tỷ lệ trống sẽ giảm xuống mức khoảng 23-24% khi nhu cầu thuê bắt đầu phục hồi.
Từ năm 2027, mức tăng giá thuê được dự báo sẽ ổn định ở khoảng 1% mỗi năm. Trong giai đoạn 2025–2029, tổng nguồn cung của Hà Nội sẽ tăng 7,7% mỗi năm. Bắt đầu từ năm 2027, tỷ lệ trống sẽ tăng lên 27-28% do sự gia tăng nguồn cung mới.
Nhu cầu thuê chính vẫn đến từ các ngành chủ chốt như ngân hàng, sản xuất, công nghệ thông tin, bảo hiểm và logistics. Các khách thuê trong tòa nhà văn phòng hạng A tiếp tục chú trọng vào các tiêu chuẩn bền vững và không gian làm việc linh hoạt. Tòa nhà xanh và bền vững sẽ là một xu hướng tất yếu cho các dự án phát triển mới.
-
Hà Nội có thêm văn phòng hạng A tại Khu đô thị Tây Hồ Tây
Công ty TNHH Indochina Kajima Development (Indochina Kajima) vừa khởi công dự án Tòa nhà văn phòng hạng A Parc Hà Nội, toạ lạc tại khu đô thị mới phía Tây Hồ Tây.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...