Hàng loạt yếu tố như lãi suất cao, nền kinh tế suy yếu, sản lượng xuất khẩu giảm,… đã khiến nhiều nền kinh tế châu Á gặp khó khăn trong quý III. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi khối lượng giao dịch bất động sản tổng thể trong quý III tại châu Á rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ khi có những thị trường hoạt động ổn định giữa thời điểm khó khăn chung của ngành.

Úc

Sự ổn định về tỷ giá trong thời gian gần đây đã được các nhà đầu tư hoan nghênh như một dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản Úc đang phục hồi tốt sau đại dịch, giúp củng cố mức độ tin cậy của giới đầu tư khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường này vẫn được duy trì ở mức ổn định.

Trung Quốc

Sự mong manh của nền kinh tế cũng như tình trạng khó khăn của nhiều công ty bất động sản tiếp tục là lực cản đối với thị trường bất động sản Trung Quốc trong quý III. Tuy nhiên, tần suất đấu giá công khai ngày càng tăng đối với các tài sản bị thu hồi thu hoặc gặp các vấn đề khác, cũng như sự tham gia nhiều hơn của các công ty bảo hiểm, đang góp phần giúp giảm bớt một số rủi ro trên thị trường.

Indonesia

Nhu cầu về mặt bằng bán lẻ và khách sạn tại Indonesia tiếp tục tăng nhanh, trong khi thị trường văn phòng và căn hộ/chung cư vẫn đang gặp khó khăn do nhu cầu và giá trị sụt giảm.

Hong Kong

Trong quý III, sự quan tâm đến lĩnh vực văn phòng vẫn chỉ giới hạn ở người dùng cuối, trong khi sự chú ý của thị trường đổ dồn vào các tài sản bán lẻ có lợi suất cao. Ngoài ra, lĩnh vực khách sạn tại Hong Kong tiếp tục thu hút vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc.

Ấn Độ

Bất chấp những bất ổn kinh tế toàn cầu, Ấn Độ vẫn chứng kiến khối lượng đầu tư vào ngành bất động sản được duy trì trong quý III, chủ yếu nhờ nguồn lực nội tại của chính nền kinh tế Ấn Độ. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng khi họ đặt cược dài hạn vào thị trường bất động sản Ấn Độ thông qua một số thương vụ giao dịch văn phòng cho thuê có giá trị lớn.

Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản đang đạt được những tiến bộ ổn định trong thời kỳ hậu đại dịch và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể. Thị trường tín dụng ổn định, kết hợp với đồng yên yếu và du lịch trong nước phục hồi nhanh chóng sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu về bất động sản tại Nhật Bản.

Philippines

Bối cảnh kinh tế đầy thách thức và phương thức làm việc thay đổi đã dẫn đến tỷ lệ văn phòng trống tăng cao và giá thuê giảm ở hầu hết tỉnh/thành phố tại Philippines trong 3 tháng qua. Các chuyên gia của Savills nhận định rằng tình trạng này khó có thể thay đổi, ít nhất cho tới năm 2025, trừ khi có động lực mới xuất hiện thúc đẩy nhu cầu trên thị trường.

Malaysia

Quý III chứng kiến mức độ hoạt động giao dịch bất động sản tại Malaysia cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Cùng với việc cải thiện điều kiện kinh tế và ổn định chính trị, triển vọng của thị trường bất động sản Malaysia dường như vẫn đang tươi sáng.

Singapore

Một số chính sách hạ nhiệt thị trường bất động sản, mức lãi suất cao có thể kéo dài và những thách thức kinh tế khác đã khiến các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, cũng như các công ty địa ốc tỏ ra thận trọng hơn với thị trường bất động sản Singapore.

Hàn Quốc

Thị trường văn phòng cho thuê tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc có thể coi là một ngoại lệ so với các khu vực khác của châu Á trong quý III khi tỷ lệ trống gần như bằng 0. Ngược lại, hoạt động trên thị trường nhà ở tại hầu hết tỉnh/thành phố tại Hàn Quốc diễn ra tương đối chậm chạp trong 3 tháng qua.

Thái Lan

Đa số mặt bằng bán lẻ cũng như văn phòng ở các thành phố lớn như Bangkok, Pattaya và Phuket đang được lấp đầy, cho thấy thị trường bất động sản Thái Lan đang phục hồi ổn định.

Việt Nam

Sản xuất, thương mại và dịch vụ sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, trong khi hoạt động M&A (mua bán & sáp nhập) trong ngành bất động sản cũng ngày càng trở nên sôi động. Việc 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất có thể là tín hiệu tốt cho thị trường nhà ở.

Anh Nguyễn (Savills)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.