Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Thường Tín (Hà Nội) về thời điểm cắm mốc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Cử tri phản ánh, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định số 1569/QĐTTg ngày 12/12/2024 về việc phê duyệt quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Trong đó, Chính phủ xác định tuyến đường sắt tốc độ cao và các hạ tầng kỹ thuật phục vụ đi qua địa bàn huyện Thường Tín.
Cử tri đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan lập hồ sơ cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt và sớm thực hiện dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong công tác quản lý, đầu tư xây dựng theo quy hoạch cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội.
Công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cơ bản hoàn thành tháng 12/2026
Về nội dung kiến nghị trên, Bộ Xây dựng cho biết dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được lập trên cơ sở các quy hoạch các tỉnh, thành phố có dự án đi qua, quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 106/NQ-CP ngày 23/4/2025, trong đó giao kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương để thực hiện nhằm đáp ứng tiến độ khởi công dự án vào cuối năm 2026.
Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực được sắt do Thủ tướng làm Trưởng ban để đôn đốc, chỉ đạo triển khai dự án.
Theo đó, đối với công tác giải phóng mặt bằng của dự án do TP Hà Nội và các địa phương có dự án đi qua thực hiện, cơ bản hoàn thành tháng 12/2026 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã giao Ban Quản lý dự án Đường sắt (Chủ đầu tư bước lập dự án đầu tư dự án) bàn giao hồ sơ dự án (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ ranh giải phóng mặt bằng tuyến, ga và tọa độ tim tuyến theo hồ sơ dự án) cho các tỉnh, thành phố có dự án đi qua để làm cơ sở rà soát sơ bộ nhu cầu và thực hiện các khu tái định cư, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của dự án.
Đồng thời, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã hoàn thành việc cử cán bộ tham gia Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng của các tỉnh, thành phố có dự án đi qua.
Các địa phương triển khai, đã giao nhiệm vụ đơn vị chủ trì công tác giải phóng mặt bằng tại địa phương; đang thực hiện thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng, lập kế hoạch triển khai, rà soát nhu cầu tái định cư... nhằm đảm bảo tiến độ khởi công dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội quan tâm chỉ đạo các Sở, ban, ngành của địa phương sớm thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch để ủng hộ dự án trong công tác giải phóng mặt bằng.
Trong quá trình thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi tiếp theo, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với địa phương để kịp thời cung cấp các hồ sơ dự án, hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới đường sắt để các địa phương thực hiện đảm bảo tiến độ.
Được biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài 1.541km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua 15 tỉnh, thành sau sáp nhập với tốc độ thiết kế 350km/h.
Quy mô dự án gồm 23 ga, trong đó có 5 ga hàng hóa. Nhu cầu sử dụng đất sơ bộ khoảng 10.827ha, với hơn 120.000 hộ dân phải tái định cư. Chính phủ đặt mục tiêu khởi công dự án trước 31/12/2026, phấn đấu cơ bản hoàn thành năm 2035.
-
Quốc hội "chốt" loạt chính sách, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt
Sáng 27/6, với 426/440 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi). Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất dành cho đường sắt.
-
Chính phủ đề xuất cho tư nhân tham gia làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Bên cạnh hình thức đầu tư công, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận bổ sung hình thức đầu tư khác cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
-
Tuyến đường sắt tốc độ cao sắp chạy qua Hà Tĩnh, dự kiến thu hồi hơn 764ha đất
Với chiều dài đi qua địa bàn hơn 103km, Hà Tĩnh dự kiến thu hồi hơn 764ha đất, trong đó có khoảng 84ha đất ở, cần xem xét bố trí tái định cư.








-
Doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng
VinSpeed - doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.
-
Lâm Đồng, Gia Lai sẽ xây dựng 48 khu tái định cư phục vụ đường sắt cao tốc Bắc – Nam
Cùng với các địa phương trên cả nước, hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm chuẩn bị mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Với tổng cộng 48 khu tái định cư và hơn 5.500 hộ dân cần di dời, đây được xem là một ...
-
Toàn cảnh vị trí xây nhà ga đường sắt tốc độ cao 350km/h tại TP.HCM
Ga Thủ Thiêm nằm trên khu đất hơn 17ha giữa hai trục đường Mai Chí Thọ và Lương Định Của, không chỉ là đích đến của tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, mà còn là đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực....