Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài 1.541km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua 20 tỉnh, thành phố. Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, số địa phương còn lại là 15.
Quy mô dự án gồm 23 ga, trong đó có 5 ga hàng hóa. Nhu cầu sử dụng đất sơ bộ khoảng 10.827 ha. Dự kiến khoảng 120.836 hộ dân phải tái định cư.
Chủ trì họp về giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam ngày 16/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính hướng dẫn bố trí vốn, gửi 15 tỉnh thành có tuyến đường đi qua để triển khai; Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp địa phương tổ chức thực hiện.
Theo Phó thủ tướng, tuyến đường sắt có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội, kết nối vùng miền, nên giải phóng mặt bằng cần được tiến hành khẩn trương, bài bản, đúng quy định. Mục tiêu là bắt đầu triển khai trong tháng 8/2025, bao gồm cả tái định cư.
Bộ Xây dựng cho biết, hiện đã bàn giao hồ sơ thiết kế sơ bộ và ranh giới giải phóng mặt bằng để các địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai tái định cư và công tác bồi thường.
Theo kế hoạch, các địa phương được yêu cầu hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cơ bản trước tháng 12/2026 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua tỉnh Đồng Nai dài gần 82km, bố trí 1 nhà ga hành khách trong khu vực sân bay Long Thành
Tại tỉnh Đồng Nai, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh dài gần 82km, bố trí 1 nhà ga hành khách trong khu vực Cảng hàng không quốc tế Long Thành, 1 nhà ga hàng hóa tại xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom và 2 trạm bảo dưỡng đặt tại huyện Xuân Lộc và huyện Long Thành.
Để thực hiện dự án, tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện thu hồi diện tích đất khoảng 490ha, với kinh phí gần 11.700 tỷ đồng. Các khu vực bị thu hồi đất dự kiến nằm tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch và thành phố Long Khánh.
Đối với việc bố trí nhà ga hành khách trên tuyến qua địa bàn, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị đơn vị tư vấn cần xem xét, bổ sung vào hồ sơ dự án thêm 1 nhà ga hành khách tại huyện Xuân Lộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu kết luận cuộc họp về giải phóng mặt bằng dự án, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng làm việc trực tiếp với từng địa phương để rà soát thực địa, đặc biệt lưu ý những tuyến đi qua vùng lõi rừng tự nhiên, di sản văn hóa, khu vực quốc phòng - an ninh, vùng có dân cư đông đúc.
Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tư pháp để sớm hoàn thiện Nghị quyết của Chính phủ, tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch phát sinh sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Về nguồn lực tài chính, Phó Thủ tướng khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách Trung ương.
-
Dự án cầu Cát Lái hơn 19.000 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Đồng Nai có chuyển động mới
Sau nhiều năm chờ đợi, dự án cầu Cát Lái kết nối giữa TP.HCM và Đồng Nai đang có bước chuyển mạnh mẽ. TP.HCM đã chính thức bổ sung quy hoạch liên quan, trong khi Đồng Nai phát thông báo mời gọi đầu tư với tổng vốn hơn 19.000 tỷ đồng, mở ra triển vọng hiện thực hóa cây cầu huyết mạch thay thế phà Cát Lái.
-
Quyết liệt, khẩn trương giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chiều 16/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về dự án cầu Mã Đà, tiêu thoát nước ngoài sân bay Long Thành
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng dự án tiêu thoát nước khu vực ngoài sân bay Long Thành, dự án cầu Mã Đà và tuyến đường kết nối là 2 dự án trọng điểm của Đồng Nai nên các đơn vị liên quan cần đẩy nhanh tiến độ theo tinh thần rút gọn các thủ tục, tránh bỏ sót việc.
-
Đồng Nai muốn xây khu thương mại tự do cả trong và ngoài siêu sân bay 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam
Tỉnh Đồng Nai sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ Đề án chung xây dựng khu thương mại tự do cho khu vực cả trong và ngoài Sân bay Long Thành - siêu sân bay 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam.








-
Lâm Đồng, Gia Lai sẽ xây dựng 48 khu tái định cư phục vụ đường sắt cao tốc Bắc – Nam
Cùng với các địa phương trên cả nước, hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm chuẩn bị mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Với tổng cộng 48 khu tái định cư và hơn 5.500 hộ dân cần di dời, đây được xem là một ...
-
Toàn cảnh vị trí xây nhà ga đường sắt tốc độ cao 350km/h tại TP.HCM
Ga Thủ Thiêm nằm trên khu đất hơn 17ha giữa hai trục đường Mai Chí Thọ và Lương Định Của, không chỉ là đích đến của tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, mà còn là đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực....
-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua TP.HCM ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km, có hai điểm chính là ga Thủ Thiêm và Depot Long Trường với phạm vi sử dụng đất khoảng 110ha.