Theo báo cáo của Research Dive, tổng diện tích mặt bằng trên toàn cầu dùng để làm các dịch vụ (Space as a Service Market), một phân khúc trên thị trường bất động sản, dự kiến tạo ra doanh thu hơn 11,5 tỷ USD và tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,2% trong suốt giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2028.
Động lực phát triển cho phân khúc diện tích mặt bằng dùng để làm dịch vụ
Việc công nghệ ngày càng phát triển, được thể hiện qua sự gia tăng các dịch vụ điện toán đám mây và thiết bị IoT, sự chấp nhận trí tuệ nhân tạo và robot,… phân khúc này dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2021 – 2028.
Hơn nữa, việc tăng cường sử dụng không gian như một mô hình kinh doanh dịch vụ của các tổ chức lớn và nhỏ được dự đoán sẽ thúc đẩy sự phát triển của không gian như một thị trường dịch vụ trong suốt khung thời gian trên.
Tuy nhiên, việc thiếu sự riêng tư và nhận thức về không gian như một mô hình kinh doanh dịch vụ có thể cản trở sự tăng trưởng của thị trường trong giai đoạn được Research Dive nghiên cứu
Tác động của đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã có tác động tiêu cực tới phân khúc diện tích mặt bằng dùng để làm dịch vụ, chủ yếu là do việc nhiều văn phòng phải đóng cửa, diện tích mặt bằng không có người thuê trong thời gian dài. Ngoài ra, văn hóa làm việc từ xa xuất hiện phổ biến trong suốt mùa dịch đã khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc lại kế hoạch khi rót vốn vào phân khúc này.
Tuy nhiên, khi đại dịch dần được kiểm soát, các lệnh giãn cách xã hội và phong tỏa được nới lỏng, thị trường đã chứng kiến mức tăng trưởng vừa phải bằng cách khởi động lại hoạt động và thích ứng với những thay đổi bình thường như làm việc hạn chế tiếp xúc, giãn cách xã hội,…
Các phân đoạn của phân khúc diện tích mặt bằng dùng để làm dịch vụ
Báo cáo của Research Dive đã chia thị trường diện tích mặt bằng dùng để làm dịch vụ thành các phân đoạn khác nhau dựa trên người dùng cuối và khu vực.
Đối với người dùng cuối, mảng diện tích dùng để làm dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dự kiến sẽ đạt doanh thu hơn 5,2 tỷ USD trong giai đoạn 2021 – 2028.
Những sáng kiến mới liên tục được đưa ra đã hỗ trợ và thúc đẩy quy định đối với các công ty vừa và nhỏ, qua đó thúc đẩy thị trường khởi nghiệp, đặc biệt là các startup ở những nền kinh tế mới nổi. Đây sẽ động lực để thị trường này phát triển hơn trong giai đoạn được Research Dive phân tích.
Trong khi đó, theo vị trí địa lý, mảng diện tích để làm dịch vụ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ tạo ra doanh thu hơn 3,2 tỷ USD và tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,6% trong khung thời gian ước tính.
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng trong khu vực này cùng với các lợi ích từ SPaaS là yếu tố được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn 2021 – 2028.
Các doanh nghiệp lớn trên thế giới
Những doanh nghiệp lớn đang khai thác thị trường diện tích mặt bằng dùng để làm dịch vụ trên toàn cầu hiện có thể kể đến như Workbar LLC, Innov8, Regus, Common Ground, Colive, Awfis, MindSpace, 91springboard, Industrious, WeWork,…
Những công ty này đang nỗ lực phát triển các chiến lược kinh doanh mới như cộng tác và trở thành đối tác, mua bán và sáp nhập, phát triển sản phẩm,… để đạt được vị trí hàng đầu trên thị trường này.
Ví dụ, tháng 10/2021, WeWork, một công ty bất động sản thương mại hàng đầu của Mỹ cung cấp không gian làm việc chung linh hoạt cho các công ty khởi nghiệp công nghệ và dịch vụ cho các doanh nghiệp khác, đã thông báo mua lại BowX Acquisition Corp, một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC).
Thông qua thương vụ này, WeWork đã trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu về không gian linh hoạt bằng cách giao dịch thông qua sáp nhập SPAC với tư cách là một công ty niêm yết công khai. Cả hai đơn vị này đã cùng nhau hoạt động với mục tiêu biến đổi ngành bất động sản trong thời đại mới.
-
“Sức khỏe” ngành bất động sản Việt Nam dự kiến được cải thiện trong nửa cuối năm 2022
Trong quý II, mọi con mắt trên thị trường bất động sản châu Á đều đổ dồn về Trung Quốc, nơi chứng kiến sự bấp bênh của thị trường nhà ở, kết hợp với chiến lược Zero-Covid của chính phủ càng khiến tiềm năng thêm phần ảm đạm. Điều này buộc các nhà đầu tư phải điều chỉnh lại mức độ rủi ro.
-
Siêu đô thị mang tên Neom nằm trong chiến lược dài hạn đến năm 2030 của Thái tử Mohammed bin Salman để tạo ra một hình mẫu đô thị trong tương lai ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường, từ đó thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hóa nền kinh tế của quốc gia vốn bị phụ thuộc vào dầu mỏ.
-
Các nước giàu nhất thế giới siết chặt thuế bất động sản khi giá nhà lập đỉnh 30 năm
Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giới hạn mức ưu đãi thuế nhà ở có thể làm giảm giá nhà và đảm bảo rằng tài sản không tập trung vào tay tầng lớp giàu có.
-
McDonald's Bến Thành bất ngờ thông báo đóng cửa sau 10 năm hoạt động
Sau khi Starbucks đóng cửa hàng có vị trí đắc địa ở TP.HCM, McDonald's cũng thông báo đóng cửa chi nhánh Bến Thành tại 2-2A Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM
-
Bất chấp làn sóng trả mặt bằng, giá thuê mặt bằng bán lẻ Hà Nội vẫn tăng gần 35%
Thị trường bán lẻ Hà Nội trong quý 1.2023 ghi nhận giá thuê mặt bằng tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp làn sóng trả lại mặt bằng hiện nay.
-
Giá thuê mặt bằng cao chót vót, TTTM quay lại thời hưng thịnh,
Giá thuê trung bình đối với mặt bằng trung tâm thương mại ở TP.HCM phục hồi mạnh mẽ, lên tới 6 triệu đồng/m2/tháng. Chuyên gia nhận định xu hướng nguồn cầu đổ về khu vực xa trung tâm, nhưng hiệu quả kinh doanh chưa thực sự đảm bảo....