Kế hoạch phát triển siêu đô thị Neom được công bố vào năm 2017, bao gồm các thị trấn và thành phố thông minh, cảng và khu vực doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, các điểm đến thể thao và giải trí, trung tâm du lịch, nông trại thẳng đứng, sân vận động và bến du thuyền. Dân số dự kiến của thành phố sẽ đạt khoảng 1,2 triệu người vào năm 2030 và có thể tăng lên 9 triệu người vào năm 2045.
Neom có tổng diện tích 26.500 km2, trải dài trên 170km ở phía Tây Bắc của Ả Rập Xê Út, dự kiến hoàn thành vào giai đoạn 202 2030. Sự ra đời của Neom sẽ biến một vùng sa mạc rộng lớn tương đương với nước Bỉ trở thành một vùng đất công nghệ cao.
Siêu đô thị Neom sẽ được vận hành bằng trí thông minh nhân tạo AI, hệ thống taxi không người lái, với 100% năng lượng tái tạo cực kỳ thân thiện với môi trường gồm năng lượng sạch từ mặt trời và gió. Nhờ các phương tiện vận tải siêu tốc, hàng triệu cư dân tại đây có thể di chuyển giữa các điểm xa nhất mà không tốn quá 20 phút.
Dự án Neom đã được ấp ủ và thực hiện trong nhiều năm, với tham vọng tạo ra một công trình vĩ đại sánh ngang kim tự tháp Ai Cập. Các bản thiết kế mà Wall Street Journal đã thu thập được trước đây cho thấy kế hoạch phát triển mưa nhân tạo, mặt trăng nhân tạo hay người máy giúp việc tại siêu đô thị này.
Trái tim của Neom là Mirror Line, gồm hai tòa tháp chọc trời mà bề ngoài là mặt gương, cao hơn 500m so với mực nước biển - cao hơn cả tòa nhà Empire State tại Mỹ - và trải dài theo chiều ngang hơn 100km. Khi hoàn thiện, Mirro Line sẽ trở thành tòa tháp dài nhất thế giới.
Thái tử Mohammed hôm thứ Hai cho biết Mirror Line sẽ “là hình mẫu của các cộng đồng đô thị trong tương lai”. Cư dân sẽ được thỏa mãn “mọi nhu cầu hàng ngày” trong vòng 5 phút đi bộ, đồng thời có thể tiếp cận các đặc quyền độc đáo khác như trượt tuyết ngoài trời. Mirror Line sẽ là nơi “đặt con người lên hàng đầu và mang đến trải nghiệm cuộc sống đô thị chưa từng có” trong khi vẫn bảo tồn được thiên nhiên xung quanh.
“Ý tưởng về việc quy hoạch thành phố phân tầng theo chiều dọc (như Mirror Line) cho phép mọi người di chuyển liên tục trong cả ba chiều không gian, dựa trên một mô hình phát triển được gọi là Chủ nghĩa đô thị không trọng lực”, Thái tử Mohammed nói.
Ngoài Mirror Line, Neom còn có năm công trình khác là Vịnh Neom, Vùng Aqaba, Núi Neom, Thành phố Công nghiệp Neom, và khu nghỉ dưỡng Vault được xây dựng trên sườn núi.
Thái tử Mohammed coi Neom là nơi thử nghiệm các công nghệ mới để cách mạng hóa cuộc sống đô thị, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hóa nền kinh tế, biến Saudi Arabia từ quốc gia dầu mỏ trở thành trung tâm kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, sau 5 năm công bố, Neom đã phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn trong việc thực hiện những ý tưởng vĩ đại và luôn thay đổi của Thái tử, theo các nhân viên của dự án.
Một vấn đề đau đầu nữa khi phát triển Neom là vốn đầu tư. Ả Rập Xê Út từng kỳ vọng huy động được quỹ nước ngoài để xây dựng Neom, nhưng quốc gia này đã bị hàng loạt nước phương Tây tẩy chay sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi vào năm 2018.
-
Việt Nam sẽ xuất hiện tòa tháp phá kỷ lục tháp xanh lớn nhất thế giới
3 tòa tháp Sky Forest tại Ecopark khi hoàn thành, sẽ phá kỷ lục tháp xanh lớn nhất của thế giới. Đặc biệt, tại 3 tòa tháp này, Ecopark còn làm điều mà thế giới chưa từng làm: Đưa các công viên khổng lồ lên giữa mây trời.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...