31/07/2022 1:51 PM
Trong quý II, mọi con mắt trên thị trường bất động sản châu Á đều đổ dồn về Trung Quốc, nơi chứng kiến sự bấp bênh của thị trường nhà ở, kết hợp với chiến lược Zero-Covid của chính phủ càng khiến tiềm năng thêm phần ảm đạm. Điều này buộc các nhà đầu tư phải điều chỉnh lại mức độ rủi ro.

Trung Quốc

Ba tháng qua là thời gian đầy thử thách đối với ngành bất động sản Trung Quốc khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và cuộc khủng hoảng nợ tiếp tục trầm trọng hơn do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa. Sự suy giảm thanh khoản có thể buộc các nhà phát triển phải đẩy nhanh việc thanh lý tài sản với lãi suất chiết khấu. Thời gian tới, khi các cơ quan chức năng tung ra những biện pháp hỗ trợ, đồng thời các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, những khoản đầu tư vào bất động sản Trung Quốc có thể sẽ hấp dẫn hơn.

Hong Kong

Tại Hong Kong, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, nhưng vẫn còn đó những sự thận trọng nhất định. Các nhà đầu tư bất động sản tại Hong Kong hiện quan tâm đến việc tìm kiếm những chiến lược giúp gia tăng giá trị, bao gồm tái phát triển và chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, chẳng hạn biến khách sạn cũ thành nơi cho thuê để lưu trú.

Ấn Độ

Đầu tư cổ phần tư nhân vào bất động sản khoa học đời sống (các cơ sở khoa học, phòng thí nghiệm,…) ở Ấn Độ đã đạt được động lực tăng trưởng kể từ năm 2021. Savills kỳ vọng sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng hơn nữa trong phân khúc này, nhờ sự hậu thuẫn của các cơ quan chức năng, lực lượng lao động dồi dào và chi phí hoạt động được sử dụng hiệu quả.

Indonesia

Các số liệu tích cực của nền kinh tế Indonesia kết hợp với tình hình đại dịch được cải thiện đã làm hồi sinh tâm lý trên thị trường bất động sản với một số ngành có mức hấp thụ cao hơn. Mặc dù vậy, giá thuê mặt bằng vẫn chịu áp lực trong nửa đầu năm.

Nhật Bản

Nhìn chung, thị trường bất động sản Nhật Bản tiếp tục thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài, một phần nhờ sự suy yếu của đồng Yên. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư khác vẫn lo ngại về tình hình lạm phát và lãi suất tăng, hiện đang tiếp tục chờ đợi những diễn biến mới trong quý III.

Malaysia

Hoạt động giao dịch tại Malaysia trong quý II đã được củng cố bởi sự quan tâm đến lĩnh vực logistics và công nghiệp của các nhà đầu tư. Savills đánh giá triển vọng với ngành bất động sản Malaysia trong nửa cuối năm 2022 là tương đối lạc quan.

Singapore

Mặc dù lượng giao dịch ở Singapore trong quý II đã chậm lại, nhưng đây vẫn luôn là một trong những thị trường bất động sản thu hút nhiều sự quan tâm nhất của giới đầu tư, đặc biệt là các công ty công nghệ, khoa học – kỹ thuật,…

Hàn Quốc

Bất chấp gánh nặng gia tăng lên các nhà đầu tư vì đơn giá và lãi suất cơ bản tăng cao, các nhà đầu tư cốt lõi vẫn tiếp tục thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực văn phòng cho thuê.

Đài Loan

Số lượng ca nhiễm Covid-19 tăng cao cùng nguy cơ tăng lãi suất ở Đài Loan đã ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của người mua trên thị trường nhà đất và bất động sản thương mại, dẫn đến kết quả kinh doanh chậm lại trong ba tháng qua.

Thái Lan

Các nhà bán lẻ hàng đầu đang tập trung vào những thị trường chính của đất nước. Quý II đã chứng kiến ​​hoạt động từ các thương hiệu quốc tế lớn gia tăng tại Thái Lan. Bất chấp sự vắng bóng của khách du lịch Trung Quốc, thị trường bán lẻ hàng xa xỉ Thái Lan đang chứng tỏ khả năng phục hồi một cách đáng kinh ngạc.

Việt Nam

Nửa đầu năm 2022 chứng kiến ​​một số chính sách vĩ mô an toàn của Ngân hàng Nhà nước được đẩy mạnh. Những thông tin không kém phần quan trọng khác là việc cân nhắc các công cụ vay nợ nước ngoài, minh bạch hơn xung quanh vấn đề phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như thắt chặt hơn quy định cho vay bất động sản.

Mặc dù tình hình vay vốn có thể gặp khó khăn trong ngắn hạn, nhưng “sức khỏe” tổng thể dài hạn của ngành bất động sản tại Việt Nam dự kiến vẫn sẽ được cải thiện đáng kể trong phần còn lại của năm 2022, theo Savills.

Anh Nguyễn (Savills)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.