Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He nói rằng các biện pháp mới đang được nghiên cứu để cải thiện tình hình tài chính của ngành bất động sản và cải thiện niềm tin của các bên liên quan. Ông Liu cũng dập tắt những lo ngại rằng nhu cầu nhà ở yếu có thể dẫn đến sự sụt giảm trong dài hạn, đồng thời cho biết Trung Quốc vẫn đang trong quá trình “đô thị hóa tương đối nhanh”.
“Các nhà hoạch định chính sách rất tin tưởng rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ nhìn thấy sự cải thiện tổng thể trong năm tới. Nhu cầu về nhà ở vẫn đủ để hỗ trợ sự tăng trưởng ổn định của thị trường bất động sản”, tờ Tân Hoa xã dẫn lời ông Liu phát biểu tại cuộc đối thoại lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc-EU hôm thứ Năm (15/12).
Nhận xét này bổ sung thêm bằng chứng về sự thay đổi giọng điệu sau khi chính phủ Trung Quốc đã hạ thấp tầm quan trọng của lĩnh vực này trong nhiều năm để giải quyết tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng gắn liền với giá nhà tăng vọt.
Sự lao dốc chưa từng có của thị trường bất động sản đã khiến các nhà chức trách Trung Quốc buộc phải tăng cường hỗ trợ cho ngành này trong những tuần gần đây, qua đó giúp giá cổ phiếu và trái phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc dần hồi phục.
Một thước đo của Bloomberg Intelligence về giá cổ phiếu các công ty xây dựng Trung Quốc đã tăng tới 3,6% trong phiên giao dịch ngày 16/12, đồng thời cũng tăng 77% kể từ cuối tháng 10.
Theo các thương nhân, thị trường trái phiếu rủi ro cao (junk bond) của Trung Quốc, chủ yếu được bán bởi các nhà phát triển bất động sản, hầu như không thay đổi. Một chỉ số của Bloomberg theo dõi lĩnh vực này đã chuẩn bị tăng trong tuần thứ 6 liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ tháng 11/2020.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu đã phát đi tín hiệu rằng trọng tâm trong năm 2023 sẽ là tăng trưởng kinh tế, sau khi bất động sản lao dốc và các hạn chế do Covid-19 làm chậm sản lượng trong năm nay. Các nhà chức trách có thể tiếp tục đưa ra lập trường của họ về các chính sách liên quan tới ngành bất động sản tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương hàng năm vào tuần này.
Những nỗ lực trong một vài tuần gần đây của chính phủ Trung Quốc tập trung vào việc nới lỏng khả năng tiếp cận tài chính của các nhà phát triển thông qua phát hành trái phiếu và vốn cổ phần, cũng như cho vay ngân hàng.
Nhu cầu từ người mua nhà thực tế vẫn còn yếu với việc số liệu của chính phủ trong tuần này cho thấy giá nhà đã giảm trong tháng thứ 15 liên tiếp và doanh số bán nhà cũng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 11.
Hiếm khi các quan chức hàng đầu Trung Quốc mô tả ngành bất động sản như một “trụ cột” của nền kinh tế trong những năm gần đây. Sau khi thuật ngữ này được sử dụng tại một hội nghị vào năm 2008, một loạt các biện pháp kích thích ngành bất động sản đã dẫn đến giá trị nhà đất tăng đột biến.
Trong một diễn biến khác cho thấy sự thay đổi trong quan điểm, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang cũng cho biết rằng lĩnh vực bất động sản đóng một vai trò “quan trọng” đối với nền kinh tế. Châm ngôn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng “nhà ở là để ở, không phải để đầu cơ” đã được các quan chức sử dụng liên tục kể từ năm 2016.
Quan chức hàng đầu của ngân hàng trung ương Guo Shuqing vào năm 2020 đã gọi bất động sản là “rủi ro lớn nhất” đối với sự ổn định của nền tài chính Trung Quốc, ám chỉ đến một mối đe dọa lớn nhưng bị bỏ qua trong thời gian dài.
-
Chính phủ Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm tồn tại một thập kỷ với các công ty bất động sản
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc, bao gồm Tập đoàn Shimao có trụ sở tại Thượng Hải đã thông báo rằng họ sẽ bán cổ phiếu thông qua các đợt phát hành riêng lẻ sau khi các nhà quản lý bãi bỏ lệnh cấm kéo dài hàng thập kỷ đối với các giao dịch như vậy.
-
Doanh số bán nhà tại Trung Quốc tăng sau khi chính phủ nới lỏng chính sách Zero-Covid
Doanh số bán nhà mới tại 16 thành phố của Trung Quốc đã tăng trong tuần trước, phản ánh sự cải thiện trong tâm lý người tiêu dùng nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ và việc nới lỏng các hạn chế do đại dịch Covid-19 gây ra, theo dữ liệu được công bố bởi China Index Academy vào ngày 12/12.
-
World Bank cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc từ 4,3% xuống còn 2,7%
Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm thứ Ba 20/12 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm do đại dịch và những điểm yếu trong lĩnh vực bất động sản tấn công nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.