Mẫu tàu cao tốc mới nhất của Trung Quốc, có tên hiệu CR450, hiện đang trải qua các bài kiểm tra hiệu suất cuối cùng để chuẩn bị đưa vào vận hành thương mại với tốc độ 400km/h, mức kỷ lục chưa từng có trong ngành đường sắt toàn cầu, theo SCMP.
Đội ngũ phát triển cho biết, mốc mới đã vượt qua giới hạn tốc độ trước đây là 350km/h - vốn được xem là rào cản công nghệ suốt hàng thập kỷ do lực cản khí động học và mức tiêu thụ năng lượng quá lớn ở vận tốc cao.
“Việc tăng tốc thêm 50km/h sẽ khiến lực cản tăng 30% và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn”, nhà nghiên cứu Shao Jun tại Viện Khoa học Đường sắt Trung Quốc cho biết.
Tàu cao tốc CR450 của Trung Quốc đang được thử nghiệm để đưa vào vận hành thương mại
Các tàu cao tốc hiện nay phải chống lại đến 95% lực cản đến từ không khí. Để tăng tốc cho tàu mà vẫn tiết kiệm năng lượng, các nhà khoa học đã điều chỉnh thiết kế phần đầu tàu để giảm lực cản, lấy cảm hứng từ hình dáng của những loài chim bay nhanh, nhờ đó giảm khoảng 2,6% lực cản.
Đặc biệt, cải tiến ở phần gầm tàu - khu vực trước đây ít được chú ý nhưng có tiềm năng giảm lực cản đáng kể với cấu trúc vỏ bọc mới giúp giảm tới 22% lực cản.
Nhờ những cải tiến này, dù chạy nhanh hơn 50km/h so với thế hệ trước (CR400 Phục Hưng), tàu CR450 vẫn duy trì mức tiêu thụ năng lượng tương đương.
Tốc độ của tàu cao tốc không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà cả kinh tế và cần cân nhắc tác động tới môi trường. Tuy nhiên, tốc độ vẫn là yếu tố thể hiện rõ nhất hiệu suất của đường sắt cao tốc.
Dự án CR450 không chỉ tập trung vào thiết kế tàu mà còn cải tiến công nghệ hạ tầng, bao gồm đường sắt cao tốc, cầu và hầm.
Hiện chưa rõ khi nào CR450 sẽ chính thức đi vào vận hành thương mại, nhưng Trung Quốc xem đây là bước tiến quan trọng nhằm củng cố vị thế trong lĩnh vực đường sắt cao tốc.
Hiện nay, hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc là mạng lưới lớn nhất thế giới, với tổng chiều dài hơn 45.000km, phục vụ nhu cầu di chuyển tiện lợi của người dân.
-
Luật Đường sắt 2025 mở đường cho mô hình TOD
Với cơ chế trao quyền cho địa phương, khai thác hiệu quả quỹ đất và rút ngắn thủ tục, TOD được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và giải bài toán giao thông đô thị.
-
Hòa Phát lên lịch khởi công nhà máy làm ray thép đường sắt cao tốc ngay trong tháng 8
Nhà máy sản xuất ray thép và thép đặc biệt này có tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi, dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 8 tới đây.
-
Theo bảng phân cấp chất lượng, thép làm ổ bi, lò xo van, lò xo hợp kim, thép làm tanh bố lốp ô tô… được xếp vào mức cao nhất. Nói đơn giản theo ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, làm loại thép này khó 10 thì làm thép đường ray tàu cao tốc chỉ ở mức 8.








-
TP.HCM chính thức ban hành kế hoạch bồi thường, tái định cư dự án đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD
TP.HCM phấn đấu hoàn thành triển khai xây dựng khu tái định cư trước tháng 12/2026, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bàn giao mặt bằng để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trong tháng 12/2026....
-
Đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua Quảng Ngãi ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chay qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi dài hơn 86km, đi qua địa bàn 17 xã, phường với 1 nhà ga được bố trí phía Tây đô thị Quảng Ngãi.
-
Hòa Phát lên lịch khởi công nhà máy làm ray thép đường sắt cao tốc ngay trong tháng 8
Nhà máy sản xuất ray thép và thép đặc biệt này có tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi, dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 8 tới đây.