CafeLand - Các nhà quản lý quỹ đã huy động được hơn 26 tỷ USD để đầu tư bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm ngoái bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Kết quả các cuộc khảo sát gần đây cho thấy những dấu hiệu tích cực có thể tiếp tục diễn ra trong vòng 2 năm tiếp theo.

Năm 2020 là một trong những năm hỗn loạn nhất đối với các nhà đầu tư. Ngành bất động sản đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những thay đổi do đại dịch Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, kể cả khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các nhà đầu tư bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn tỏ ra rất lạc quan.

Kết quả một cuộc khảo sát của ANREV, INREV và NCREIF được công bố trong năm 2021 cho thấy các nhà quản lý quỹ đã huy động được 26,2 tỷ USD cho các khoản đầu tư bất động sản ở khu vực Châu Á vào năm 2020. Con số này thấp hơn mức 32,6 tỷ USD vào năm 2019. Mặc dù vậy, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới lao dốc vì những hệ lụy do dịch bệnh gây ra, con số 26,2 tỷ USD vẫn vượt xa kỳ vọng của nhiều chuyên gia.

Thậm chí, mức huy động vốn 26,2 tỷ USD của năm 2020 còn ngang ngửa so với năm 2017 (26,2 tỷ USD) và 2018 (26,9 tỷ USD), thời điểm trước khi đại dịch bùng phát. Điều này đã phản ánh mức tăng trưởng rõ rệt của thị trường bất động sản châu Á trong bối cảnh các thị trường phải chịu áp lực lớn từ suy thoái kinh tế.

Tâm lý tích cực

Tâm lý tích cực đối với lĩnh vực bất động sản có thể sẽ tiếp tục trong những năm tới, khi các nhà quản lý đầu tư trên toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng cường huy động vốn vào năm 2021 và 2022.

Hơn 2/3 (76%) các nhà quản lý đầu tư đang mong đợi sự gia tăng hoạt động huy động vốn ngắn hạn, đây là tỷ lệ cao nhất được ghi nhận trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020.

Một xu hướng thú vị khác là nguồn vốn tại châu Á hiện là nguồn vốn huy động lớn thứ hai trên toàn cầu, chiếm 30% tổng số vốn được huy động vào năm 2020, đứng trên cả khu vực Bắc Mỹ với tỷ lệ 22%. Khu vực châu Âu vẫn là thị trường có nguồn vốn huy động lớn nhất thế giới trong năm 2020.

Các chiến lược đầu tư cốt lõi chiếm 41% vốn huy động tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm vừa qua. Trong khi đó, chiến lược đầu tư giá trị gia tăng chiếm 30% vốn huy động còn chiến lược đầu tư cơ hội chiếm 15%. Cuối cùng, chiến lược đầu tư hỗn hợp chiếm 14% vốn huy động.

Trong số 150,7 tỷ USD vốn huy động được trên toàn cầu trong năm 2020, các quỹ bất động sản không niêm yết đã huy động được 90,7 tỷ USD. Con số đó chiếm khoảng 60% theo giá trị của tất cả số vốn huy động được. Bên cạnh đó, tỷ lệ huy động của các quỹ không niêm yết tại Châu Á trong năm 2020 thậm chí còn đạt mức 63%. Con số này cao hơn nhiều so với hai năm trước, khẳng định tiềm năng cũng như sức hút của thị trường bất động sản châu Á trong mắt các nhà đầu tư.

Úc là quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất

Hơn một nửa số vốn được huy động là dành cho các quỹ đơn quốc gia (63%), trong khi đó 37% còn lại được huy động cho các quỹ đa quốc gia. Bằng cách chia nhỏ số vốn huy động cho các chiến lược đầu tư đơn quốc gia, Úc vẫn là nơi thu hút tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn huy động được đạt mức 31%, theo sau lần lượt là Nhật Bản (29%) và Trung Quốc (3%).

Xét theo lĩnh vực, quỹ đơn ngành thu hút 60% vốn huy động trong khi quỹ đa lĩnh vực thu hút 40%. Khoảng 50% tổng số vốn huy động được là để phục vụ cho lĩnh vực logistics và công nghiệp.

Nguồn vốn huy động cho các quỹ bất động sản không niêm yết của APAC chủ yếu đến từ các nhà đầu tư trong khu vực. Cụ thể, 55% trong số này đến từ các nhà đầu tư tại châu Á – Thái Bình Dương, 36% đến từ Âu và 9% là đến từ các nhà đầu tư tại Bắc Mỹ.

Nhìn chung, đây là những dữ liệu mang tính tích cực. Mặc dù số vốn huy động trong năm 2020 sụt giảm so với năm 2019, nhưng nhìn rộng ra, nó là con số chấp nhận được trong bối cảnh toàn thế giới đang hứng chịu những cơn khủng hoảng. Thực tế, để huy động được nguồn vốn lớn như vậy trong năm 2020 không phải là điều đơn giản. Do đó, với những gì đã đạt được, chúng ta có thể hy vọng thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Anh Nguyễn (Asia Times Financial)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.