Đại dịch và các chính sách tiền tệ bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn kinh tế đã đẩy giá nhà lên đáng kể, khi nhu cầu tiếp tục vượt cung. Hầu hết các yếu tố thúc đẩy thị trường sơ cấp vẫn không thay đổi, tuy vậy một số xu hướng được dự báo sau đây trong thời gian còn lại của năm 2021 có thể mang lại gợi ý nhất định cho việc ra quyết định của người mua nhà.

Nhà ở hình thành trong tương lai vẫn hấp dẫn

Các dự án nhà ở hình thành trong tương lai có thể hoạt động nhộp nhịp trở lại để thu hút thêm nguồn vốn cho các chủ đầu tư tiếp tục phát triển dự án, đồng thời đáp ứng nhu cầu của những người mua muốn hưởng lợi từ các chương trình ưu đãi và tận dụng lãi suất vay thấp. Sự quan tâm của người mua đến các dự án ở vùng ngoại ô đặc biệt sẽ mạnh lên.

Có nhiều lý do giải thích tại sao xu hướng này vẫn duy trì sự hấp dẫn, phần nhiều là do tính linh hoạt của chúng. Trong hầu hết các trường hợp, các dự án nhà có thể mất nhiều năm để xây dựng. Việc mua trước khi chúng hình thành mang lại cho người mua nhà lần đầu cơ hội tiết kiệm nhiều tiền hơn cho khoản trả trước. Khi nhiều chủ đầu tư đang gặp khó khăn về vốn trong đại dịch, nhận được các khoản thanh toán từ người mua nhà theo từng giai đoạn sẽ giúp giải quyết khó khăn tài chính và khôi phục hoạt động xây dựng.

Cầu vượt cung

Việc thiếu nguồn cung là một trong những nguyên nhân chính khiến giá nhà tăng cao và doanh số bán hàng giảm. Người mua thực sự không có nhiều lựa chọn khi nguồn hàng bán ra thị trường quá ít với giá quá cao. Thêm vào đó, hoạt động xây dựng vẫn bị đình trệ do Covid-19 và giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ khiến nguồn cung tiếp tục không đáp ứng nhu cầu trong những tháng cuối năm 2021.

Lãi suất thấp thúc đẩy nhu cầu

Tốc độ kinh tế tăng trưởng chậm và sự đình trệ các hoạt động sản xuất khiến chính phủ nhiều nước phải duy trì lãi suất thấp kỷ lục đến hết năm 2021 và tung ra nhiều gói kích thích kinh tế. Khi chi phí đi vay vẫn thấp, người mua nhà có nhiều lợi thế hơn trong việc chi trả các khoản thanh toán hàng tháng cho ngôi nhà.

Người mua và người thuê nhà quay lại thị trường

Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, nhân viên du lịch, khách sạn và sinh viên hay những người di cư tới các địa phương khác làm việc sẽ quay trở lại. Họ sẽ kích hoạt sự hồi phục của thị trường bất động sản, nhưng ở mặt khác, có thể là nguyên nhân khiến giá mua và giá thuê nhà tại các trung tâm kinh tế hoặc khu vực đô thị trở lại đỉnh cao.

Không gian và chất lượng được ưu tiên

Việc phải giành thời gian ở nhà trong suốt thời kỳ đại dịch và những mối lo lắng chưa tan về dịch bệnh sẽ khiến người mua ưu tiên cho những ngôi nhà có không gian rộng rãi, có thể đáp ứng của nhu cầu làm việc, học tập, và giải trí. Một ngôi nhà có thể không nằm trong trung tâm thành phố nhưng đảm bảo được các điều kiện về an toàn, an ninh và giãn cách xã hội sẽ là lựa chọn hàng đầu của người mua.

Tâm lý lạc quan

Lãi suất thấp, hàng tồn kho thấp và nhu cầu cao là câu chuyện của thị trường bất động sản trong suốt thời kỳ đại dịch và không có điều kiện nào có thể dễ dàng thay đổi trong thời gian còn lại của năm 2021. Trong khi đó, bất động sản vẫn là lựa chọn đầu tư ưa thích và đáng tin cậy của nhiều người, bên cạnh vàng và chứng khoán. Tâm lý đầu tư lạc quan này sẽ tiếp tục được duy trì, bất chấp làn sóng dịch bệnh thứ tư đang xảy ra.

Các thay đổi của thị trường nhà ở có thể xảy ra mạnh mẽ hơn vào năm 2022, tùy theo tình hình của dịch bệnh, đồng thời quyết định áp lực lên nguồn cung hạn chế cũng như tâm lý người mua và người bán với các điều kiện tài chính nhất định.

  • 10 xu hướng bất động sản cần lưu ý trong quý 4 năm 2021

    10 xu hướng bất động sản cần lưu ý trong quý 4 năm 2021

    CafeLand - Không có gì bí mật khi ngành bất động sản đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ khi chúng ta bước sang năm thứ 3 của đại dịch. Covid-19 đã làm thay đổi bất động sản mạnh mẽ, không chỉ ở cách nhiều người xem nhà mà còn ở nhu cầu, giá cả và xu hướng tổng thể.

Lam Vy (VCA)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.