Ảnh minh hoạ
Việt Nam sẽ có dân số siêu già
Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng đang trải qua quá trình già hóa dân số với số lượng ngày một tăng lên.
Vào năm 2019, số người trên 60 tuổi tại Việt Nam là 11%, tăng từ 8,6% vào năm 2009.
Theo dự báo của Savills, đến năm 2050, Việt Nam sẽ có dân số siêu già, trong đó trên 20% dân số trên 65 tuổi.
Đây là xu hướng toàn cầu, trong đó các nước như Trung Quốc, Mỹ, Đức và Anh. Dự kiến mỗi nước sẽ có khoảng 20 thành phố có dân số siêu già vào năm 2035.
Trong số những người già ở Việt Nam, phụ nữ chiếm nhiều hơn, cao nhất trong các nước ASEAN, và dự kiến đến năm 2035 sẽ chỉ đứng sau Campuchia. Hiện tại, nữ giới chiếm 58% trong nhóm tuổi trên 60.
Phân bố nông thôn/thành thị là một yếu tố quan trọng. Phần lớn, hay 67%, trong số nhóm người trên 60 tuổi sống ở các vùng nông thôn.
Con số này cũng tăng theo cấp số nhân đôi với những người trên 85 tuổi, hơn 73% sống ở các vùng nông thôn.
Điều này đặt ra câu hỏi, liệu các mô hình di cư nông thôn/thành thị đã thay đổi cách sống của người cao tuổi (chủ yếu là nông thôn) của Việt Nam?
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người cao tuổi sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng của họ tăng từ 18,3% năm 2009 lên 27,8% vào năm 2019.
Có lẽ sự thay đổi trong thành phần hộ gia đình này liên quan đến tỷ lệ di cư thành thị/nông thôn của Việt Nam.
Một số người của viện dưỡng lão cho biết họ thích sống trong các viện dưỡng lão hơn vì con cái của họ đã đi tìm việc làm ở các tỉnh khác.
Cơ hội cho bất động sản dưỡng lão
Dịch vụ nhà ở/viện dưỡng lão là các cơ sở dân cư kèm theo các dịch vụ chăm sóc, dành cho người lớn tuổi. Tại Việt Nam, thị trường này hầu như vẫn còn rất sơ khai.
Tuy nhiên, số lượng dịch vụ tư nhân ngày càng tăng, và điều này cũng đặt ra vấn đề cần phải những chính sách hỗ trợ sự già hóa dân số.
Trong số 63 tỉnh thành của cả nước, chỉ có 32 tỉnh có viện dưỡng lão dành cho việc chăm sóc người cao tuổi.
Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất một viện ở mỗi tỉnh vào năm 2025, nhưng điều này không phản ánh sự gia tăng nhanh chóng của sự già hóa dân số tại Việt Nam.
Đã có một vài công ty tư nhân cung cấp dịch vụ nhà dưỡng lão với với chi phí khá cao.
Các viện dưỡng lão tư nhân như Viện dưỡng lão Thiên Đức hay Trung tâm dưỡng lão Hoa Sen thu phí khoảng 15 triệu đồng cho phòng đơn hoặc 19 triệu đồng cho phòng đôi mỗi tháng.
Một số cơ sở hiện đang được xây dựng theo hướng trở thành “khu nghỉ dưỡng dành cho người cao tuổi” với khu biệt thự nhà ở, cơ sở vật chất 5 sao, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, ngay cả những cơ sở nhỏ cũng nằm ngoài khả năng chi trả của hầu hết người Việt Nam.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, cho biết phân khúc viện dưỡng lão được hỗ trợ về mặt y tế và sinh hoạt đã được thiết lập tốt ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, nơi có dân số già ngày càng tăng.
Lĩnh vực này đã phát triển để cung cấp một môi trường chuyên nghiệp cho những người cần chăm sóc, đồng thời giúp đỡ những người không có hiểu biết chuyên môn về chăm sóc người cao tuổi.
“Điều này đã dẫn đến sự ra đời của những cơ hội đầu tư bất động sản có tính thanh khoản cao, tương tự như các bất động sản có thương hiệu chuyên biệt với các hồ bơi cho thuê hoặc căn hộ dịch vụ thu hút các nhà đầu tư lớn, nhà phát triển bất động sản và các nhà đầu tư cá nhân”, ông Powell nói.
Nhu cầu về nhà ở dưỡng lão trên khắp cả nước gia tăng, và dư địa vẫn còn nhiều cho các nhà cung cấp dịch vụ này ở miền Bắc.
Tuy nhiên, tại Việt Nam đang có một nghịch lý trong tư tưởng về nhà ở dưỡng lão. Trong khi dân số đang già đi, cộng đồng đang thay đổi và người cao tuổi cần được chăm sóc sức khỏe toàn diện, thì vẫn còn sự kỳ thị về nhà ở dưỡng lão.
-
Phân tích nguy cơ sụp đổ của thị trường bất động sản 2021 dưới 4 yếu tố mang tính quyết định
CafeLand - Thị trường bất động sản đang chứng kiến giá cả tăng vọt, hàng tồn kho ít ỏi và việc xây dựng nhà mới bị chững lại. Điều này khiến nhiều người đang tự hỏi liệu thị trường có đang đi tới đà sụp đổ hay không?
-
Doanh nghiệp đầu cơ, ôm đất, “tiếng kêu” về giá bất động sản ngày càng nhiều
Pháp lý không minh bạch và tình trạng đầu cơ đã khiến giá cả bất động sản không ngừng tăng, kể cả trong bối cảnh dịch tái phát nghiêm trọng.
-
Một số xu hướng mới của thị trường bất động sản cao cấp
Trong vài tháng qua, thị trường bất động sản cao cấp trên toàn cầu đã dần quay trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên, các thay đổi từ nhu cầu của khách hàng, yêu cầu thích nghi với tình trạng bình thường mới và xu hướng số hóa sẽ mang lại những xu hướng mới cho...
-
HoREA: thêm thủ tục hành chính dễ làm tăng giá nhà
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng Khoản 2 Điều 5 “Dự thảo Nghị định 76” sẽ tạo thêm thủ tục hành chính và mất thêm thời gian, có thể tác động làm tăng thêm giá nhà, làm giảm cơ hội kinh doanh của chủ đầu tư dự án bất động sản....