Hiệp định TPP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới về hàng hóa và dịch vụ giữa 12 quốc gia quanh khu vực Thái Bình Dương. Các quốc gia này gồm Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản; Canada, Chile, Mexico, Peru, Hoa Kỳ; Úc và New Zealand với GDP chiếm khoảng 40% tổng GDP toàn cầu.
Hiệp định TPP không chỉ là một thỏa thuận thương mại tự do thuần túy, mà nó còn yêu cầu các nước tham gia phải áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý nhất định. Trong đó, các yếu tố đáng chú ý là các quy định nghiêm ngặt về lao động và môi trường, khuôn khổ chung cho tài sản, bảo hộ pháp lý bản quyền, công nghệ.
Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong số tất cả các thành viên TPP. Theo quy luật nước chảy về chỗ trũng, Việt Nam được kỳ vọng là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong các thành viên TPP. Việt Nam có thể sẽ thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn do có những lợi thế về mặt chi phí lao động, lẫn thị trường trong khi đầu ra không bị cản trở.
Đối với bất động sản không có quy định nào liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này nhưng với việc nền kinh tế được hưởng lợi lớn từ TPP thì bất động sản cũng sẽ có một bước phát triển mới. Lĩnh vực bất động sản công nghiệp, kho bãi sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ do thu hút nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài hơn. Tương tự như vậy, bất động sản văn phòng cho thuê và bán lẻ cũng sẽ tăng mạnh do nhu cầu văn phòng cho các công ty và dịch vụ bán lẻ được mở rộng.
Việc “gã khổng lồ” Trung Quốc không có tên trong những quốc gia TPP làm cho Việt Nam được hưởng lợi nhiều. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đang chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc vào Việt Nam để được hưởng lợi ích từ TPP. Những ngành được kỳ vọng sẽ chuyển hướng mạnh là dệt may, giày da và chế tạo. Thực tế trong thời gian qua nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may đã đầu tư vào Việt Nam để đón đầu cơ hội này.
Các dự án FDI gia tăng không chỉ giúp bất động sản khu công nghiệp khởi sắc, mà còn kéo theo các dịch vụ bất động sản khác tăng theo. Nhu cầu nhà ở dành cho người nước ngoài sẽ gia tăng mạnh. Đặc biệt với những quy định mới người nước ngoài dễ dàng sở hữu nhà tại Việt Nam hơn sẽ thúc đẩy hình thành những khu đô thị dành cho người nước ngoài.
Bên cạnh đó, với việc các rào cản về đầu tư giảm mạnh cũng sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Điều này làm cho các sản phẩm trên thị trường bất động sản đa dạng hơn, chất lượng hơn. Thị trường bất động sản sẽ dần đi vào phát triển chiều sâu. Như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi có nhiều lựa chọn hơn và giá cũng sẽ cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, với việc cạnh tranh gay gắt này nhiều công ty bất động sản yếu kém cũng sẽ bị loại ra khỏi thị trường.
Như vậy, dù không có điều khoản nào liên quan đến bất động sản nhưng TPP vẫn được kỳ vọng nhiều là giúp bất động sản phát triển sôi động hơn nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và việc thu hút vốn đầu tư, lao động của nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, TPP cũng không phải là “cái đũa thần” việc Việt Nam được hưởng lợi nhiều hay ít thậm chí có thể bị thiệt hại do sự cạnh tranh lớn đến từ nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Nhà nước và sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong nước.
-
TPP sẽ không tác động mạnh đến chứng khoán và bất động sản
CafeLand - Đó là nhận định của ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ Công thương tại hội nghị “Thị trường chứng khoán 2016 đầu tư vào đâu” diễn ra sáng nay (23/10) tại Tp.HCM.
-
Doanh nhân, chuyên gia nói gì về triển vọng TPP?
CafeLand - Việc kết thúc đàm phán Hiệp định TPP được đánh giá là sẽ đưa lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. CafeLand ghi nhận những ý kiến bước đầu về vấn đề này.
-
TPP ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản Việt Nam?
CafeLand - TPP vừa được thông qua sẽ có nhiều tác động đối với Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Trong đó, ngày càng có nhiều khách thuê khu công nghiệp sẽ đến Việt Nam để tận dụng lợi thế của TPP cùng với các hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam đã và đang tham gia, do đó nhu cầu về bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam: Đối diện với thử thách
CafeLand - Tăng trưởng GDP năm 2016 chỉ còn 6%, thấp hơn khá nhiều so mức tăng trưởng của năm 2015. Đây là một chỉ báo cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chững lại. Nhìn ra bên ngoài thấy điều kiện cho tăng trưởng kinh tế không thuận lợi khi thế giới ...
-
Mỹ khẳng định rút khỏi TPP
CafeLand – Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính quyền của ông đã có thông cáo về chiến lược thương mại để bảo vệ việc làm cho người Mỹ, bắt đầu là việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước...
-
Xuất khẩu Việt Nam sẽ không ảnh hưởng khi Mỹ rút khỏi TPP
CafeLand - Trong khi khả năng Mỹ rút khỏi hiệp định TPP là một bất lợi, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu với những hiệp định thương mại đang ký hoặc sẽ ký với các nước đối tác....