Ông David Parker – Bộ trưởng Bộ Thương mại và Xuất khẩu tăng trưởng của New Zealand ký Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Santiago, Chile vào ngày 08/03/2018. Ảnh: Reuters
Theo David Parker – Bộ trưởng Bộ trưởng Thương mại và Xuất khẩu New Zealand: “Việc này đã kích hoạt quá trình đếm ngược 60 ngày để hiệp định có hiệu lực và bắt đầu vòng cắt giảm thuế nhập khẩu đầu tiên”.
Vào đầu năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi TPP (tên gọi ban đầu của CPTPP), các nước còn lại dưới sự dẫn dắt của Nhật Bản đã duy trì nỗ lực đàm phán và tiến tới thống nhất thỏa thuận Hiệp định này. Đến tháng 3 năm nay, CPTPP được ký kết tại Santiago (Chile).
Đại diện Úc cho biết thỏa thuận này sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp, dự đoán giá trị sản xuất nông nghiệp của nước này đạt hơn 52 tỉ AUD (tương đương 36,91 tỉ USD) vào cuối năm nay.
CPTPP bao phủ 13% GDP toàn cầu (tương đương 10.000 tỉ USD). Nó được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại.
Hiệp định này cũng xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước,...
Mặt khác, sự đàm phán thành công của thỏa thuận này được giới quan chức Nhật Bản và các nước thành viên cho rằng chúng như thông điệp mạnh mẽ nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ ngày càng tăng. Trong tương lai gần, Hoa Kỳ vẫn được kỳ vọng sẽ tái gia nhập Hiệp định.
Các quốc gia còn lại trong CPTPP là Việt Nam, Chile, Malaysia, Brunei và Peru. Tại Việt Nam, CPTPP sẽ được trình lên Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10/2018.