CafeLand – Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính quyền của ông đã có thông cáo về chiến lược thương mại để bảo vệ việc làm cho người Mỹ, bắt đầu là việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước thương mại mà cựu Tổng thống Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ra sức bảo vệ.

Donald Trump và vợ Melania vẫy chào đám đông sau khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ ở Washington

Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Trump nhiều lần tuyên bố sẽ rút khỏi hoặc đàm phán lại một số hiệp định thương mại tự do mà theo ông không có lợi cho Mỹ, lấy việc làm của người Mỹ.

Thông cáo trên cho biết, Mỹ sẽ có động thái cứng rắn đối với “những quốc gia vi phạm các hiệp định thương mại (với Mỹ) và theo đó gây tổn hại đến công dân Mỹ”. Chính quyền mới của Mỹ sẽ đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hiệp định này được ký năm 1994 giữa Mỹ, Canada và Mexico. Nếu các đối tác trong NAFTA từ chối cho công nhân Mỹ một thỏa thuận công bằng khi tái đàm phán, "Tổng thống sẽ ra thông báo về việc rút khỏi NAFTA".

TPP được xem là trụ cột kinh tế trong chính sách xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của cựu Tổng thống Barack Obama trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng quyền lực. Hiệp định thương mại gồm 12 nước thành viên: Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Mỹ đã ký kết TPP nhưng vẫn chưa được Quốc hội nước này phê chuẩn.

Những người ủng hộ hiệp định lo ngại việc này có thể đẩy quyền lực tại khu vực trên về tay Trung Quốc, và khiến Mỹ chịu thiệt. Ông Trump cũng đã nhiều lần chỉ trích các chính sách thương mại của Trung Quốc và đe dọa sẽ áp thuế trừng phạt lên các mặt hàng xuất khẩu của nước này sang Mỹ.

Châu An (Nikkei)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.