Nhằm giúp mọi người nhận biết dự án đất nền “ma” để không bị lừa đảo nên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh về vấn đề này.
PV: Thưa luật sư, người dân cần phải làm gì để tránh mua phải dự án đất nền “ma”?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Theo tôi, để tránh mua phải dự án đất nền “ma” thì người dân cần nắm vững quy định pháp lý về đất nền đó (đủ điều kiện để chủ đầu tư bán hay chưa) và biết cách kiểm chứng thông tin của dự án đất nền mình định mua. Nếu dự án chưa đủ điều kiện mà chủ đầu tư bán thì khả năng cao đó là dự án “ma”.
PV: Thưa luật sư, một dự án đất nền như thế nào được xem là đủ điều kiện để bán?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ vào Điều 194 Luật Đất đai năm 2013, Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 9 và Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, dự án đất nền phải thỏa mãn các điều kiện nêu sau thì chủ đầu tư mới được phép bán:
- Thứ nhất, đất phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
- Thứ hai, có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.
- Thứ ba, không có tranh chấp về quyền sử dụng đất.
- Thứ tư, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Thứ năm, chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải.
- Thứ sáu, chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).
PV: Luật sư có thể chia sẻ cách để người dân kiểm chứng thông tin của dự án đất nền mình định mua?
Luật sư Phạm Thanh Hữu: Trong trường hợp này, người mua không nên tin tuyệt đối vào bên môi giới, chủ đầu tư nói, hứa hẹn mà phải kiểm chứng thực tế. Như là, đến thực địa vị trí đất mình định mua để xem kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt đã được hoàn thành hay chưa; đến Văn phòng đăng ký đất đai để biết chắc là thửa đất mình mua không bị thế chấp, kê biên hoặc tranh chấp hay không; yêu cầu Chủ đầu tư cho xem các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án (như Quyết định giao đất, Quyết định phê duyệt quy hoạch bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500…).
PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư!
-
Khởi tố giám đốc lừa bán dự án đất nền ảo
CafeLand – Nguyễn Đình Chính, Giám đốc Công ty bất động sản Rồng Đất đã tự ý vẽ dự án đất nền ảo rồi rao bán chiếm đoạt nhiều tỉ đồng của khách hàng.








-
Giá đất vùng ven Hà Nội “vọt” không phanh, nhà đầu tư vẫn "lạnh túi" chờ thời
Giá rao bán đất nền tại nhiều khu vực vùng ven Hà Nội đang leo thang từng ngày, có nơi vọt gấp đôi chỉ trong vài tháng. Nhưng đằng sau lớp vỏ “sốt giá” là thực tế trái ngược: giao dịch nhỏ giọt, phần lớn chỉ nhắm vào phân khúc dưới 2 tỷ đồng....
-
Không còn là chung cư, phân khúc này tăng giá tốt nhất trong quý 1
Trong khi thị trường căn hộ tại Hà Nội lần đầu “giảm tốc” sau chuỗi ngày tăng giá không ngừng, thì đất nền ở các tỉnh miền Bắc lại bất ngờ tăng tốc vượt trội, trở thành phân khúc có mức tăng giá mạnh nhất quý I/2025. Đặc biệt, nhiều khu vực giáp ranh...
-
Sốt đất ven Hà Nội: Giá tăng chóng mặt 80%, nhưng nhà đầu tư lại đứng yên quan sát
Hai tháng đầu năm 2025 chứng kiến cơn sốt đất nền vùng ven Hà Nội khi giá rao bán tăng từ 30% đến 80% tùy khu vực. Thế nhưng, trái ngược với đà tăng nóng này, lượng quan tâm của nhà đầu tư lại không bứt phá tương ứng, thậm chí có dấu hiệu chững lại. ...