Trước những nghi ngại về kế hoạch phát triển cây mắc ca - “nữ hoàng tỷ đô”, đại diện Lienvietpostbank nói gì?

Ông Nguyễn Đức Hưởng

Đề án phát triển cây mắc ca tại Việt Nam của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và công ty Him Lam nhận được sự quan tâm lớn từ giới chuyên gia, nhà đầu tư và nông dân. Đề án này có sức hút rất lớn vì mắc cây là loại cây có giá trị kinh tế rất cao, cao hơn nhiều loại cây khác. Vì thế mắc ca được gọi là “nữ hoàng quả khô” hay “cây tỷ đô”.

Tuy nhiên, đề án án nhận được không ít ý kiến trái chiều. Thậm chí GS Đinh Xuân Bá còn đánh giá đề án này “hoang tưởng” vì đưa ra những số liệu lạc quan quá đà.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch thường trực LienVietPostBank đã có những chia sẻ với phóng viên về mục tiêu cũng như tính khả thi của đề án phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.

Tây Nguyên là vùng đất hiếm của mắc ca


- Có người đánh giá đề án phát triển cây mắc ca ở Việt Nam là hoang tưởng. Ông nhìn nhận thế nào về đánh giá này?

Những ai cho rằng đề án này hoang tưởng mới là người hoang tưởng. Họ kết luận không dựa trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại Tây Nguyên mà chỉ dựa trên số liệu họ tìm kiếm được trên mạng và nghiên cứu cây trồng tại một số Viện của Nhà nước.

Các cơ sở này không có kinh phí lớn, thậm chí kinh phí chăm sóc còn không có. Cây được trồng dày, theo quy hoạch của Viện nên chỉ ra bấy nhiêu hạt, năng suất kém, không giống như ở Tây Nguyên.

Báo chí nói chưa đúng về năng suất hiện có của mắc ca do một số gia đình trồng. Ví dụ gia đình ông Lê Đức Ba ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, 1 cây mắc ca thu được 25kg hạt. Mỗi héc ta trồng được 400 cây. Với mức giá trung bình 300.000 đồng/kg, 1 héc ta đã mang về cho ông Ba cả tỷ đồng.

Cùng thời với ông Ba, gia đình nào nghe theo lời khuyên của nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn trồng mắc ca thì hiện tại rất giàu.

Hiện tại mắc ca chủ yếu đang được trồng xen với các loại cây khác như cà phê nên vẫn duy trì được thu nhập từ cây cũ. Dù được trồng xen nhưng ban đầu, chính địa phương ở Tây Nguyên chống vì cây mắc ca là cây lạ.

Tuy nhiên, vẫn nhiều người dân cứ đưa vào trồng. Hiện tại, các gia đình này đang được hưởng lợi từ cả mắc cà cà phê. Ví dụ, khi đang trong mùa khô, vườn nào có mắc ca thì cà phê tốt phát triển tốt hơn vườn không có mắc ca vì cà phê cần có cây cao che bóng. Bên cạnh đó, rễ mắc ca giúp đất tơi xốp, phù hợp với cà phê. Vì vậy, khi trồng xen, cả hai cây cùng sinh trưởng tốt.

Muốn đánh giá vê cây mắc ca thì phải đến tận những vùng trồng mắc ca ở Tây nguyên. Như vậy mới thấy rõ giá trị của cây.

Chúng tôi lập đề án phát triển cây mắc ca chủ yếu là vì nông dân. Làm sao mỗi gia đình có 50 cây mắc ca là đã khá giả rồi. Nếu vì cá nhân, tôi có thể bỏ tiền ra mua hàng trăm ngàn héc ta ở Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc, Kon Tum sau đó bán lại cho nhà đầu tư khác kiếm bộn tiền.


- Nhiều trang báo điện tử cho rằng cây mắc ca dễ trồng nhưng nhiều tài liệu lại cho rằng cây mắc ca khó tính. Là người có nghiên cứu nhiều về mắc ca, ông thấy mắc ca dễ tính hay khó tính?

Mắc ca là loại cây rất khó tính nên Việt Nam mới có cơ hội phát triển loại cây này. Nếu cây “dễ tính” thì Trung Quốc đã nhân rộng từ lâu lắm rồi. Về bản chất, mắc ca là cây lâm nghiệp dễ trồng, có thể lên cây được ở bất kỳ loại đất nào. Nhưng đậu quả thì rất khó.

Có hoang tưởng khi phát triển cây tỷ đô ở Việt Nam?
Mắc ca là cây khó tính, rất kén đất trồng

Cây mắc ca ra hoa, đậu quả ở nhiệt độ từ 12 đến 21 độ C. Kể cả ở Tây Nguyên, không phải chỗ nào cũng phù hợp. Nhiều huyện nóng quá, lạnh quá không tốt cho cây. Đặc biệt, trong điều kiện sương muối, sương mù như Tây Bắc, mắc ca rất khó cho năng suất cao. Chỉ Tây Nguyên mới có nhiều vùng có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với mắc ca. Vì thế, chúng tôi mới kỳ vọng biến Tây Nguyên trở thành thủ đô mắc ca.

Thái Lan, Trung Quốc trồng nhiều nhưng mắc ca rất khó tính, khó phát triển. 100 năm nay mới phát triển 80.000 héc ta trên toàn thế giới. Australia rất muốn nhưng không phát triển được vì chỉ một vài vùng có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với mắc ca.


- Phát triển ồ ạt như vậy, ông có sợ mắc ca không có đầu ra, sẽ rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá”, “mất mùa, được giá” không, thưa ông?

Trước hết, quy sinh trưởng cây mắc ca rất dài. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch mất rất nhiều thời gian. Trồng cây giống đã mất tới 2 năm. 4 năm sau khi trồng cây giống, cây mới bói quả. Vì vậy, nếu bây giờ bắt đầu làm thì sớm nhất 6 năm sau mới c ó thu hoạch.

Bây giờ tất cả các vườn mắc ca khi đến mùa thu hoạch không phải lo đầu ra vì các doanh nghiệp đến tận vườn mua hết. Hiện ở Sài Gòn đã có 1,2 nhà máy chế biến. Các công ty bánh kẹo không cần nhập khẩu nguyên liệu.

Dù vậy, năm nay Him Lam đã bắt đầu xây dựng nhà máy chế biến mắc ca. Ngay kể cả không có nhà máy thì mắc ca không sợ ế vì hiện nay cung không đủ cầu nội địa chứ chưa nói đến nhu cầu của thị trường thế giới.

Theo tính toán, trong 10 năm nữa, cung vẫn không đủ cầu nội địa. Còn với thế giới, từ 15 tới 20 năm nữa cung vẫn chưa đủ cầu. Vì vậy, nếu chúng ta chuẩn bị tốt nguyên liệu giống, khí hậu, thổ nhưỡng thì chắc chắn không có gì đáng lo ngại.

Làm mắc ca vì nông dân Việt

- Lienvietpostbank và Him Lam đã chuẩn bị những gì để phát triển mắc ca?

Him Lam bỏ ra 2 năm thuê chuyên gia nghiên cứu. Chuyên gia kết luận Tây Nguyên rất phù hợp với cây mắc ca. Cả Him Lam và Lienvietpostbank không phải muốn đầu tư lớn sinh lời cho chúng tôi mà cùng ấp ủ mong muốn giúp nông dân, cho họ vay vốn.

Trước mắt để đi đầu Him Lam đầu tư với khối lượng lớn phát triển mắc ca. Hiện Him Lam đã thành thành viên Hiệp hội mắc ca Australia. Hiệp hội này giúp Him Lam tiếp cận quy trình, thiết bị, bao tiêu sản phẩm. Đây là tín hiệu tốt phát triển mắc ca.

Quả mắc ca có giá trị kinh tế cao

Him Lam và Lienvietpostbank có vườn cây giống. Chúng tôi thuê chuyên gia Australia phát triển giống mắc ca ngay từ đầu vì với mắc ca, giống rất quan trọng. Nếu giống không tốt, dù được tròng ở nơi khí hậu tốt cây cũng không ra hoa.

Nếu muốn chỉ muốn làm cho bản thân, với chúng tôi rất đơn giản. Không ai làm thì chúng tôi vẫn làm và làm thật tốt. Nhưng tôi không muốn biến nông dân thành công nhân, thành người làm thuê. Nhưng nếu Nhà nước chưa làm thì chúng tôi sẽ làm như vậy.


- Ông có thể chia sẻ những khó khăn khi Lienvietpostbank và Him Lam thực hiện đề án?

Hiện nay, người dân trồng cây mắc ca chỉ là tự phát, số lượng không lớn. Muốn phát triển mắc ca, chúng ta phải tận dụng điều kiện hiếm có về thổ nhưỡng, khí hậu ở Tây Nguyên. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc mới mong phát triển cây mắc ca tốt cho dân được.

Chúng tôi đã chính thức xin rồi nhưng để xin được đất không đơn giản chút nào vì vướng về luật. Ví dụ xem cây mắc ca là cây công nghiệp nhưng nhiều khu vực chỉ được trồng cây lâm nghiệp. Vì thế, muốn phát triển mắc ca phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng. Mà xin các Bộ, ngành không biết bao giờ mới xong. Một số Chủ tịch tỉnh khẳng định họ sẵn sàng đón mắc ca nhưng đề nghị Lienvietpostbank cùng kết hợp xin đất. Như vậy, kể cả có tiền cũng không dễ làm.

- Lienvietpostbank dành gói hơn 20.000 tỷ đồng cho vay trồng mắc ca. Chính sách cho vay của ngân hàng có ưu đãi gì cho nông dân và nhà đầu tư không?

Chúng tôi có kế hoạch dành 20.000 tỷ cho vay trong 5 năm. Nếu rủi ro, nông dân không mất gì. Lienvietpostbank và Him Lam đứng ra mua bảo hiểm cho vốn vay. Him Lam cũng sẽ ươm giống và bán rẻ cho dân. Dân chỉ có được chứ không có rủi ro.

Lienvietpostbank cho vay theo hình thức vay tín chấp, không cần tài sản thế chấp. Như vậy, điều kiện vay vốn là rất tốt.

- Kế hoạch phát triển diện tích cây mắc ca lên 200.000 héc ta có quá tham vọng không, thưa ông?

Chưa nói đến diện tích trồng mới, hiện có 620.000 héc ta đất trồng cà phê ở Tây Nguyên phù hợp với trồng xen cây mắc ca. Nếu chỉ dành 30% diện tích đất này để trồng xen thì chúng ta đã có đủ 200.000 héc ta cây mắc ca.

Về đầu ra, trong nhiều năm nữa, thế giới vẫn trong tình trạng cung không đáp ứng được cầu vì cây mắc ca rất kén đất.

Trung Quốc, Thái Lan trồng ồ ạt cây mắc ca nhưng không hiệu quả vì khí hậu, thổ nhưỡng không tốt như đất Tây Nguyên. Các chuyên gia Australia đánh giá năng suất mắc ca ở Tây Nguyên cao gấp 3 lần ở Australia và đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta không phát triển cây mắc ca.

Bảo Linh (VTC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bội thực cây 'tỷ đô'

    Bội thực cây 'tỷ đô'

    06/08/2015 9:54 PM

    Sau ca cao và mắc ca, đến lượt cao lương, sachi được các doanh nghiệp đưa về Việt Nam kèm theo lời giới thiệu có cánh như vua của các loài hạt, siêu thực phẩm, cây tỷ đô...

  • Mắc ca chết yểu, sachi “lên hương”

    Mắc ca chết yểu, sachi “lên hương”

    03/08/2015 9:54 PM

    Trong khi “hoàng hậu của các loại hạt” mắc ca đang ngắc ngoải thì “vua hạt” sachi đã xuất hiện ở Việt Nam, được quảng bá còn triển vọng hơn cả “cây tỉ đô”!

  • “Dị nhân” Phil Zadro: Chân dung ông vua mắc-ca thế giới

    “Dị nhân” Phil Zadro: Chân dung ông vua mắc-ca thế giới

    22/06/2015 9:14 AM

    Để biết về ai đó chưa gặp, đôi khi nghe từ những người khác kể lại, cũng có thể định hình một góc nhìn tương đối. Khi đến một số nhà máy hay trang trại mắc-ca vùng Queensland, Australia, người viết chú ý đến một nhân vật, được nhiều người nói tới, với niềm tự hào.

  • Đua trồng mắc ca, có ngày mắc... nợ!

    Đua trồng mắc ca, có ngày mắc... nợ!

    12/05/2015 8:21 AM

    Diện tích cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng

  • Canh bạc 200ha mắc ca của nghệ sĩ nhiếp ảnh

    Canh bạc 200ha mắc ca của nghệ sĩ nhiếp ảnh

    27/03/2015 1:29 PM

    Biết mắc ca cho năng suất và giá trị cao, ông Vinh bỏ nghề chụp ảnh, bán gần hết gia sản để đầu tư loại cây được mệnh danh "tỷ đô" này.

  • Có hoang tưởng khi phát triển cây tỷ đô ở Việt Nam?

    Có hoang tưởng khi phát triển cây tỷ đô ở Việt Nam?

    19/03/2015 1:21 PM

    Trước những nghi ngại về kế hoạch phát triển cây mắc ca - “nữ hoàng tỷ đô”, đại diện Lienvietpostbank nói gì?

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.