Sau khi mua lại chuỗi cửa hàng nhỏ Fatbuger vào năm 2003, CEO Andy Wiederhorn đã phải “chiến đấu” trong 4 năm để vực dậy việc kinh doanh của cửa hàng. Với đội ngũ quản lý kém hiệu quả và tình hình suy thoái kinh tế, ông đã phải đối mặt với thủ tục phá sản hai chi nhánh của cửa hàng ở bờ biển phía Tây vào năm 2009.

Tuy nhiên, kể từ đó, Fatburger đã trở thành một trong những công ty hiếm hoi đã phục hồi được sau nguy cơ phá sản. Lật ngược thế cờ bại, từ chuỗi cửa hàng chỉ có 40 chi nhánh tại Mỹ này đã trở thành tập đoàn nhượng quyền thương hiệu 82 triệu USD với 120 chi nhánh trên toàn thế giới. Qua đó, Wiederhorn đã chia sẻ 4 bí quyết để chuyển xoay tình thế công ty của mình.

1. Giảm nợ

Andy Wiederhorn cảnh báo rằng nộp đơn phá sản là cách “nguy hiểm và tốn kém” để giải quyết nợ, nhưng một trong những lợi ích lớn nhất của cách này là thanh toán được toàn bộ số nợ và tái cơ cấu lại được.

Fatburger có khả năng giảm được số nợ từ 35 triệu USD xuống còn 8 triệu USD của hai chi nhánh phá sản trong 4 năm. Tuy nhiên, công ty cũng tái đầu tư 23 triệu USD để tái cơ cấu và cung cấp chi phí hoạt động. Ông cho biết, công việc kinh doanh của công ty đã đi theo chiều hướng tích cực vào năm 2011 nhờ vào việc giảm nợ.

2. Đàm phán lại

Vì thủ tục phá sản có rất nhiều giấy tờ, hợp đồng và thỏa thuận, nên lúc này, bạn cần phải đàm phán lại những khoảng cho thuê, lập các điều khoản mới với các nhà cung cấp. Nhờ cách này, Wiederhorn đã có thể tái cơ cấu công ty mình thành loại nhượng quyền thương hiệu, giảm được chi phí hoạt động và giành được quyền cấp thương hiệu cho các cửa hàng tại những vị trí thuận lợi.

Với khả năng đàm phán của mình, ông có thể mô tả cho các chủ đất và nhà cung cấp thấy những lợi ích khi tiếp tục làm việc với Fatburger. Nhưng Wiederhorn cũng phải đối mặt với một quyết định khó khăn là phải đóng cửa 30 cửa hàng không tạo ra dòng tiền.

3. Định giá lại và marketing

Ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái đã gây nhiều bất lợi cho Fatburger trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường của mình. Vì vậy, sau khi tuyên bố phá sản 2 cửa hàng, công ty đã giới thiệu thực đơn mới với loại bánh kẹp (burger) nhỏ hơn, rẻ hơn. Chiến dịch marketing “Bite This, Economy” với loại bánh kẹp 2,99 USD đã giúp công việc kinh doanh của Fatburger được nhiều khách hàng ủng hộ.

4. Mở rộng ra nước ngoài

Wiederhorn biết rằng, vốn luôn luôn sẵn có tại khu vực Trung Đông và Châu Á hơn là tại Mỹ, vì vậy ông đã tập trung vào việc mở rộng ra quốc tế, khai trương cửa hàng hải ngoại đầu tiên tại Canada trong năm 2006 và một năm sau đó tại Trung Quốc.

Ngày nay, hơn một nửa các chi nhánh nhượng quyền của công ty đều nằm ở nước ngoài và gần đây Fatburger đã ký một hợp đồng lớn với ngân hàng đầu tư Thượng Hải để tăng thêm hàng trăm chi nhánh trong nhiều năm sắp tới tại Trung Quốc, Đài Loan và Singapore. Ngoài ra, công ty này còn đang nghiên cứu các cơ hội tại Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

Bất động sản tại các quốc gia đó có thể đắt đỏ, nhưng giá nhân công rẻ hơn và vốn đầu tư cũng nhiều hơn. Wiederhorn cho biết, ông muốn có được chỗ đứng vững chắc tại các khu vực này trước những cửa hàng thức ăn khác.

Theo Doanhnhanthanhdat.net/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bốn điều cần làm để phục hồi công ty sắp phá sản

    Bốn điều cần làm để phục hồi công ty sắp phá sản

    09/01/2013 8:21 AM

    Sau khi mua lại chuỗi cửa hàng nhỏ Fatbuger vào năm 2003, CEO Andy Wiederhorn đã phải “chiến đấu” trong 4 năm để vực dậy việc kinh doanh của cửa hàng. Với đội ngũ quản lý kém hiệu quả và tình hình suy thoái kinh tế, ông đã phải đối mặt với thủ tục phá sản hai chi nhánh của cửa hàng ở bờ biển phía Tây vào năm 2009.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.