Hành động của chính phủ Trung Quốc là một trong những nỗ lực mới nhất của chính quyền nước này nhằm giảm bớt lo ngại khi trước làn sóng tẩy chay thanh toán thế chấp ngày càng tăng đối với việc mua những ngôi nhà đang trong quá trình hoàn thiện.
Nhận xét của Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) được đưa ra sau khi ngày càng có nhiều người mua nhà trên khắp quốc gia này đe dọa sẽ ngừng thanh toán các khoản vay thế chấp cho các dự án bất động sản bị đình trệ, qua đó khiến cuộc khủng hoảng trong ngành bất động sản, vốn đã ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia trong hơn một năm nay, ngày càng trầm trọng hơn.
Các nhà đầu tư đã tiếp tục bán tháo cổ phiếu của ngân hàng Trung Quốc cũng như cổ phiếu và trái phiếu của các tập đoàn bất động sản, ngay cả khi CBIRC tuyên bố tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý khác để "đảm bảo tiến độ giao nhà" cho khách hàng.
Trong một cuộc phỏng vấn chính thức với Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Trung Quốc ngày 17/7, CBIRC nhắc lại rằng họ sẽ hỗ trợ chính quyền các địa phương thúc đẩy tiến độ giao nhà tới tay khách hàng và bày tỏ tin tưởng rằng với những nỗ lực phối hợp, "tất cả các khó khăn và vấn đề sẽ được giải quyết đúng cách".
Cụ thể hơn, cơ quan quản lý kêu gọi các ngân hàng "gánh vác trách nhiệm xã hội" và tích cực tham gia nghiên cứu các phương án lấp đầy khoảng trống về nguồn vốn, qua đó giúp việc xây dựng các dự án bất động sản bị đình trệ có thể được tiếp tục nhanh chóng và có thể giao nhà cho người mua sớm hơn.
Bên cạnh đó, CBIRC cũng thúc giục các ngân hàng tăng cường giao tiếp với các khách hàng vay thế chấp và hỗ trợ mua lại các dự án bất động sản để giúp ổn định thị trường bất động sản.
Ngoài ra, cơ quan giám sát cho biết rủi ro tài chính ở tỉnh Liêu Ninh, một khu vực nằm ở phía đông bắc Trung Quốc gần đây đang gia tăng, nhưng đã được kiểm soát Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp mạnh tay hơn để ngăn ngừa rủi ro đối với các tổ chức cho vay nhỏ của Trung Quốc.
-
Khủng hoảng bất động sản đang diễn ở Trung Quốc gióng hồi chông cảnh báo trên toàn cầu
Trên khắp Trung Quốc, các nhà phát triển bất động sản đang trở nên tuyệt vọng - cố gắng bán nhà bằng bất cứ cách nào có thể, thậm chí là chấp nhận trả trước bằng lúa mì, tỏi, dưa hấu và đào để phục vụ nông dân.
-
Giới nhà giàu Trung Quốc xếp hàng dài để mua dinh thự Gucci 1.300m2 trị giá 1.500 tỷ đồng ở London
Ngôi nhà 8 phòng ngủ rộng 14.000 foot vuông (tương đương khoảng hơn 1.300m2) ở Mayfair sang trọng từng là trụ sở của thương hiệu thời trang cao cấp Gucci của Ý được rao báo với giá với giá 66 triệu USD. Một số chủ doanh nghiệp giàu có từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã bày tỏ sự quan tâm tới bất động sản này.
-
“Cơn đau” với bất động sản Trung Quốc kéo dài sau khi doanh số bán hàng chạm đáy
Sự lao dốc của ngành bất động sản của Trung Quốc có lẽ đã qua thời kỳ tồi tệ nhất, nhưng thị trường dường như sẽ khó có thể phục hồi hoàn toàn trong thời gian tới.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...