Những hội nghị về công tác tài chính diễn ra 2 lần trong 1 thập kỷ như vậy có xu hướng đặt ra các định hướng chính sách dài hạn, sau đó mở đường cho những động thái chi tiết hơn.
“Các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh rằng các nhà phát triển bất động sản tư nhân và nhà nước sẽ được đối xử bình đẳng và nhu cầu tài trợ hợp lý của họ sẽ được đáp ứng”, chuyên gia kinh tế Maggie Wei của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho biết.
“Các nhà hoạch định chính sách sẽ thiết lập cơ chế hiệu quả dài hạn để giải quyết nợ của chính quyền địa phương cũng như tối ưu hóa cơ cấu nợ của chính quyền trung ương và địa phương”, chuyên gia Maggie Wei nói thêm.
Trung Quốc bắt đầu hạn chế việc các công ty bất động sản lạm dụng đòn bẩy tài chính từ năm 2020, qua đó khiến lĩnh vực bất động sản khổng lồ lao dốc trong bối cảnh nhiều công ty phát triển bất động sản vỡ nợ và doanh số bán nhà giảm.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế trong việc mua nhà và tìm cách hỗ trợ các công ty địa ốc hoàn thiện việc xây dựng các căn hộ đang xây dựng dang dở.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã dừng việc cung cấp gói cứu trợ hoàn toàn cho lĩnh vực bất động sản, qua đó nhằm thu hẹp tỷ trọng của ngành này trong nền kinh tế tổng thể để giúp đất nước bớt phụ thuộc vào ngành bất động sản.
“Về bất động sản, họ cam kết sẽ đáp ứng nhu cầu tài chính hợp lý từ các chủ đầu tư. Đáng chú ý là hội nghị đã không đề cập đến câu nói “nhà ở là để ở chứ không phải để đầu cơ”, Larry Hu, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại Macquarie chia sẻ.
Chỉ số Quản lý và Phát triển Bất động sản Hang Seng tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 1/11. Thị trường bất động sản có mối liên hệ chặt chẽ với nền tài chính của chính quyền địa phương tại Trung Quốc, vốn cũng đang gặp khó khăn sau khi chi trả quá nhiều cho nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong vài năm qua.
Cuộc họp của chính phủ được tổ chức vào đầu tuần này cũng phản ánh sự tăng cường giám sát tài chính. Bị trì hoãn hơn một năm, cuộc họp mới nhất được gọi là hội nghị công tác tài chính “trung tâm” thay vì “quốc gia” như năm 2017.
Các nhà phân tích của Macquarie cho biết: “Lần này, trọng tâm là duy trì áp lực pháp lý nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của những rủi ro mới, thay vì tung ra một chiến dịch ngăn ngừa và làm giảm rủi ro khác”.
Truyền thông nhà nước cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại hội nghị về phát triển tài chính, đồng thời lưu ý rằng Thủ tướng Lý Cường đã có những sắp xếp cụ thể hơn cho công tác tài chính.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong là giám đốc văn phòng Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương. Thủ tướng Lý Cường, từng là nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc, trước đây cũng đã giữ vai trò đó.
-
Hàng loạt yếu tố như lãi suất cao, nền kinh tế suy yếu, sản lượng xuất khẩu giảm,… đã khiến nhiều nền kinh tế châu Á gặp khó khăn trong quý III. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi khối lượng giao dịch bất động sản tổng thể trong quý III tại châu Á rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ khi có những thị trường hoạt động ổn định giữa thời điểm khó khăn chung của ngành.
-
Ngân hàng United Oversea (UOB) của Singapore cho biết thị trường bất động sản thương mại ở Mỹ và Trung Quốc là những “điểm yếu” về kinh tế cần theo dõi trong môi trường lãi suất cao kéo dài. Ngược lại, phía UOB lại tỏ ra lạc quan với thị trường Đông Nam Á.
-
HSBC: Suy thoái bất động sản tại Trung Quốc đã chạm đáy
CEO HSBC tin rằng cuộc suy thoái bất động sản tại Trung Quốc đã chạm đáy và có thể bắt đầu phục hồi, ngay cả khi các ngân hàng phải chịu tổn thất hàng trăm triệu USD do ảnh hưởng từ sự lao dốc của lĩnh vực này.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.