Công ty dữ liệu bất động sản toàn cầu Colliers mới đây đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản công nghiệp và hậu cần (I&L) khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), cho thấy nguồn vốn được đổ vào phân khúc này tăng cao hơn so với bất cứ loại tài sản bất động sản nào khác.
Tỷ trọng phân bổ vốn vào phân khúc I&L đã tăng từ 12,5% trong năm 2016 lên 25% vào năm 2023. Trước đó, kết quả một cuộc khảo sát của Colliers cũng cho thấy có tới 60% nhà đầu tư được hỏi có kế hoạch phân bổ vốn vào thị trường I&L trong năm 2023.
Chris Pilgrim, lãnh đạo của Colliers tại khu vực APAC chia sẻ: “Lĩnh vực I&L được hưởng lợi từ các nguyên tắc cơ bản lành mạnh của thị trường và các động lực mang tính cơ cấu hấp dẫn, thúc đẩy nhu cầu nghề nghiệp”.
Tại khu vực APAC, các giao dịch lớn trên thị trường I&L được thực hiện trong năm 2023 bao gồm Blackstone Logistics Portfolio tại Nhật Bản (800 triệu USD); 42-52 Raymond Avenue, Matraville, Úc (87,3 triệu USD) và 146-154 O’Riordan Street, Mascot, Úc (57 triệu USD).
Gavin Bishop, CEO Colliers Industrial tại Úc cho biết: “Thị trường vốn vẫn hoạt động tích cực. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thụ động gần đây đã tiến hành thẩm định lại thị trường và lĩnh vực trước khi thực hiện các thương vụ mua lại tiềm năng, bao gồm các cơ hội danh mục đầu tư và tái cấp vốn. Nguồn cung mới đang xuất hiện trên khắp các thị trường, giúp giảm sự mất cân bằng cung cầu và giảm giá thuê khi tỷ lệ trống được giữ ổn định”.
Colliers nhận thấy các nhà đầu tư bị thu hút bởi chênh lệch lợi suất/tỷ lệ vốn hóa do xu hướng định giá lại các tài sản I&L một cách nhanh chóng. Kể từ quý I/2022, tài sản công nghiệp đã được định giá lại trung bình 107 điểm cơ bản trên toàn cầu, phù hợp với mức độ biến động của lãi suất. Trong khi đó, tài sản văn phòng, chung cư và bán lẻ chỉ thay đổi trung bình 69 điểm cơ bản trên toàn cầu.
Michael Bowens, người đứng đầu thị trường công nghiệp tại Colliers khu vực APAC, cho biết: “Điều này hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai vốn vào lĩnh vực này, đặc biệt đối với những nhà đầu tư có nhiều vốn và có tầm nhìn dài hạn. Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự quan tâm và định giá lại mạnh mẽ đối với lĩnh vực này là tỷ lệ sinh lời. Tại phần lớn quốc gia thuộc khu vực APAC, giá thuê tăng với tốc độ từ trung bình đến nhanh và được giữ ổn định qua từng năm.
Giá thuê tài sản I&L ở APAC đã tăng 50% kể từ năm 2015, đặc biệt là kể từ năm 2021. Lý do chính dẫn tới điều này có thể là do sự mất cân đối cung-cầu tổng thể trong không gian công nghiệp”.
“Sự tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại điện tử, trung tâm dữ liệu và chuỗi cung ứng là những yếu tố đóng góp lớn vào đà tăng trưởng của thị trường bất động sản I&L”, ông Bishop chia sẻ thêm.
Giống như thị trường bất động sản I&L nói chung, thị trường bất động sản trung tâm dữ liệu vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Các trung tâm dữ liệu vẫn là lĩnh vực tăng trưởng quan trọng tại khu vực APAC và dự kiến sẽ đạt giá trị hơn 53 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12% trong giai đoạn 2023 – 2028.
-
Khối lượng đầu tư bất động sản tại châu Á rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012
Hoạt động đầu tư bất động sản thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong quý III đã giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời cũng là mức thấp nhất kể từ quý II/2012.
-
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo nguy cơ suy thoái bất động sản dai dẳng
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự báo lĩnh vực bất động sản của khu vực đồng Euro (Eurozone) có thể gặp khó khăn trong nhiều năm tới, tạo ra nguy cơ với các ngân hàng và tổ chức tài chính tại đây.
-
“Bài toán” lãi suất với thị trường bất động sản châu Á
Phần lớn thị trường bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều đối mặt với áp lực từ việc lãi suất tăng trong quý III, qua đó tiếp tục gặp áp lực trong việc tạo ra lợi nhuận liên quan tới chi phí vốn.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.