Vừa qua, công ty bất động sản toàn cầu Colliers đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong quý III, trong đó có tổng hợp về những thị trường hàng đầu như Ấn Độ, Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand và Singapore.
Theo báo cáo của Colliers, giới đầu tư toàn cầu vẫn quan tâm tới thị trường bất động sản Ấn Độ bởi đây giống như một điểm đến tiềm năng của các doanh nghiệp trong quá trình giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Dù vậy, thị trường này vẫn không tránh khỏi việc phải đối mặt với nhiều thách thức, dẫn đến khối lượng giao dịch trong quý III tại một số thành phố lớn ở Ấn Độ chỉ ở mức ngang bằng so với quý trước.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cá nhân là những người thúc đẩy hoạt động giao dịch trên khắp châu Á – Thái Bình Dương, trong khi các quỹ và công ty bất động sản hoạt động khiêm tốn hơn.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn giữ cách tiếp cận thận trọng, khiến thị trường nói chung chưa có điểm sáng nổi bật. Một số thành phố hàng đầu trong khu vực như Thượng Hải và Bắc Kinh (Trung Quốc) hay Auckland (New Zealand) đã chứng kiến hoạt động đầu tư bất động sản thương mại tương đối trầm lắng trong quý vừa qua.
Thị trường văn phòng tại Tokyo (Nhật Bản) là thị trường hoạt động tốt nhất trong quý III khi tỷ lệ người lao động làm việc tại nhà hoặc theo hình thức linh hoạt đã giảm xuống 44% so với 61% vào năm 2021, cho thấy người lao động đã quay trở lại văn phòng nhiều hơn.
Thành phố Seoul (Hàn Quốc) cũng chứng kiến nhu cầu liên quan tới phân khúc văn phòng cho thuê ở mức cao, song áp lực giảm giá thuê tại đây ngày càng lớn do thị trường thiếu thanh khoản.
Báo cáo của Colliers cũng chỉ ra rằng thị trường mặt bằng bán lẻ, đặc biệt là mặt bằng bán lẻ cao cấp tại thành phố Mumbai (Ấn Độ) hay Thượng Hải (Trung Quốc) vẫn giữ được sự ổn định trong quý III khi nhu cầu tiêu dùng trong nước tại 2 quốc gia này phần nào được cải thiện nhờ vào một số ngày lễ.
Ngoài ra, nhu cầu về bất động sản công nghiệp tại Mumbai cũng tăng cao trong quý vừa qua do nguồn cung mặt bằng bất động sản công nghiệp hạng A ở mức thấp. Các nhà đầu tư sẵn sàng đánh đổi lợi suất hiện tại để kỳ vọng vào mức tăng trưởng cao hơn trong tương lai.
Cũng liên quan tới phân khúc bất động sản công nghiệp và hậu cần, nguồn cung tại 2 thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải đã tăng lên trong 3 tháng qua, song điều này vẫn không thể ngăn được xu hướng các doanh nghiệp tìm kiếm các địa điểm thay thế tiềm năng.
Một trong những điểm đến tiềm năng của các doanh nghiệp khi quyết định giảm phụ thuộc vào Trung Quốc là Bangkok (Thái Lan), nhờ giá thuê luôn được duy trì ổn định và môi trường ít biến động. Bên cạnh đó, một số thành phố tại Úc cũng có nguồn cung mặt bằng kho bãi hậu cần chất lượng cao, đủ để đáp ứng nhu cầu của người thuê trong dài hạn.
Ajay Sharma, CEO công ty thẩm định Valuation Services chia sẻ: “Xu hướng đặt trọn danh mục đầu tư vào việc thuê bất động sản thương mại để ngăn ngừa lạm phát đã hạ nhiệt. Thay vào đó, các nhà đầu tư dần quan tâm nhiều hơn tới các tài sản thay thế và đang được phát triển. Cho đến khi các yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ vẫn giữ trạng thái như hiện nay”.
-
10 điểm đến tốt nhất ở châu Á năm 2024 trong đó có Đà Nẵng
Đà Nẵng lọt vào danh sách những điểm đến tốt nhất ở châu Á năm 2024 do Tạp chí du lịch Mỹ CN Traveller bình chọn.
-
Châu Á thiếu hụt nguồn cung công trình “xanh”
Theo JLL, các thành phố ở châu Á – Thái Bình đang phải đối mặt với tình trạng “thiếu hụt” các tòa nhà văn phòng “xanh” dù đang cố gắng đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Giới đầu tư lạc quan về hoạt động đầu tư bất động sản tại châu Á năm 2024
Theo một khảo sát mới của công ty dữ liệu bất động sản toàn cầu CBRE, hầu hết các nhà đầu tư đã điều chỉnh kỳ vọng của họ về sự phục hồi của hoạt động đầu tư bất động sản thương mại ở châu Á – Thái Bình Dương đến giữa năm 2024 trong bối cảnh môi trường lãi suất cao kéo dài và những khó khăn đang diễn ra trên thị trường vốn.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.